10 trò chơi đồng dao .ppt

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 03/05/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: 10 trò chơi đồng dao .ppt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

10 Trò chơi
đồng dao cho bé
Những trò chơi đồng giúp trẻ giải phóng năng lượng mà đem đến cơ hội giao lưu cảm xúc giữa bố mẹ và con,
PHH sưu tầm & chỉnh biên – Tranh minh họa TK chính từ Phạm Hoan
Giới thiệu
Trò chơi đồng giao là những trò chơi phỏng theo 1 số bài hát đồng dao; qua đó người lớn hoặc bố mẹ giao tiếp với con và dạy con kỹ năng sống.
Đồng dao nghĩa gốc là những bài / đoạn văn vần mà trẻ con trăn trâu/ bò ở các vùng quê truyền nhau hát và chơi. Lâu ngày, các khúc hát này truyền tiếp trong dân gian, dùng cho trẻ thơ nói chung.
Đồng dao được cấu trúc theo một lôgic riêng, đôi khi không có nghĩa gì cả, nhưng bằng tư duy liên tưởng, trẻ em vẫn có thể nhập vào câu hát để dẫn đến những kết cục bất ngờ: cái ngược đời, cái phi lý, lại có thể chấp nhận vì đấy là bài hát của trẻ em.
Bố mẹ/người lớn có thể dạy con (đếm, phân biệt màu sắc, phát triển vốn từ vựng, tạo sự nhạy cảm với ngôn ngữ, dạy trẻ những giá trị sống như đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, tạo sự khéo léo trong hành động chân tay…), cũng có thể qua đó mà hiểu con (con đang quan tâm đến điều gì, con thích gì, ghét gì, cách phản ứng của con đối với một số sự việc thông qua trò chơi, nhu cầu của con…) từ đó mà tìm ra tiếng nói chung, cách tiếp cận con tốt nhất để có thể thật sự làm bạn cùng con.
TL này sưu tầm tổng hợp 10 khúc đồng dao được làm nền cho các trò chơi, gọi là “Trò chơi đồng dao”
1.Oẳn tù tì

Tác dụng: Rèn luyện tính phán đoán và khả năng phản xạ nhanh nhẹn.
Là trò chơi rất cơ bản, các bé dùng để giành thứ tự vào chơi các trò chính sa đó
Ghi chú: “Oẳn tù tì” có lẽ đã được người ta phỏng âm của cách đếm 1-2-3 (one, tow, three – gốc tiếng Anh). Hiên nay, trẻ em đã biến tấu thành “Giành đấm –Gành Tây”- Gốc trước là “Giành độc lập, đập đầu tây”
(Tiếp).Oẳn tù tì
Cách chơi: Trò chơi có thể tiến hành khi có 2 người chơi trở lên cùng đứng hoặc ngồi, tay đung đưa theo nhịp câu hát
Kết thúc câu hát, tất cả người chơi cùng xòe tay theo 4 kiểu hình:
- nắm tay là búa,
-chĩa hai ngón trỏ và ngón giữa là kéo,
- duỗi 1 ngón trỏ là dùi,
- xòe cả bàn tay là lá.
Người thắng theo quy tắc sau:
búa thắng kéo&dùi nhưng bị lá bọc; kéo cắt được lá; dùi đâm thủng lá; dùi khoan được kéo.
Hiện nay, đa số các cháu chỉ dung 3 kiểu dơn giản hơn: Búa, kéo, lá (bao)
Oẳn tù tì
Ra cái gì?
Ra cái này!
2. Chi chi chành chành
Tác dụng: Trò chơi này rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho các bé và không đòi hỏi phải có sân chơi cũng như cần có quá nhiều người chơi.
(Tiếp) Chi chi chành chành
Cách chơi:
Một người xòe bàn tay ra (Người làm Cái), các bạni khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó. Một người đọc nhanh bài đồng dao
Đến chữ “vào” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật nhanh. Ai rút không kịp bị nắm trúng thì bị thua cuộc, phải xòe tay và đọc câu đồng dao cho người khác
Bạn có thể biến tấu trò “Chi chi chành chành” thành trò chơi giữa hai người (bạn và con) để áp dụng cho bé khoảng 1 tuổi.
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Con chim chạy khắp
Ù à ù ập
Đóng sập cửa vào”.
3. KÉO CƯA LỪA XẺ


Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Thì ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ

Kéo cưa lừa kít
Làm ít ăn nhiều
Nằm đâu ngủ đấy
Nó lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo...
Trò này quá quen với các mẹ và bé, không cần giải thích thêm
4. CƯỠI NGỰA NHONG NHONG
Trò này với các bé > 3 tuổi có thể chơi ngoài sân, ngõ. Ngựa là các tàu dừa, tàu cau, tàu chuối…
Với các bé 1 -2 tuổi có thể cưỡi trên bụng trên lưng bố mẹ, bố mẹ hát cho bé nghe
Nhong nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ bồ đề
Cho ngựa ông ăn.
5. NU NA NU NỐNG


Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Thi chân đẹp đẽ
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống.
Nu na nu nống (tiếp)
Trổ chơi khác:
Người đọc bài đồng dao và đếm lần lượt các chân, chân ai rơi phải chứ cuối cùng thì bị rụt lại, cứ thế đen chán thì thôi
Nu na nu nống
Chân trắng xắp ngang
Chân vàng xắp chéo
Chân nào không khéo
Thì quặp ngay vào
6. Rồng rắn lên mây
Tác dụng: Rèn luyện thể chất và tính nhanh nhẹn, linh hoạt. Ngoài ra còn dạy các bé tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nha
Rồng rắn lên mây
Có cây xúc xắc
Có nhà hiển minh
Điểm danh thày thuốc
…..
Giải thích thêm
Cách chơi:1 bé đóng làm thầy thuốc, các bé còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi hát đồng dao:
Hỏi thăm thầy thuốc Có nhà hay không?“Thầy thuốc” trả lời: “Thấy thuốc đi chơi (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà…)”. Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: “Có!”.Khi thầy thuốc trả lời "có" thì người đầu đoàn "rồng rắn" bắt đầu cuộc đối đáp:-Cho tôi xin ít lửa. – Lửa làm gì? (Thầy thuốc hỏi)- Lửa kho cá.- Cá mấy khúc?- Cá ba khúc.- Cho ta xin khúc đầu.- Cục xương cục xẩu.- Cho ta xin khúc giữa.- Cục máu cục me.- Cho ta xin khúc đuôi.- Tha hồ thầy đuổi.Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Còn người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
7. Xúc xắc xúc xẻ
Cách chơi: Mẹ đọc bài đồng dao và cùng bé mô phòng việc nhặt tiền đút vào ống tre. Sau đó lại nhặt tiền cho vào bụng lợn.
Sau khi đọc bài đồng dao một vài lần, hãy vừa đọc vừa chỉ vào hình vẽ các đồ vật và thay tên chúng vào chỗ cái áo hoa. (Ví dụ: Mua một quyển sách/ Mà khoe với mẹ)
Xúc xắc xúc xẻ
Tiền lẻ bỏ vào
Bỏ được đồng nào
Được thêm đồng ấy
Ống đâu cất đầy
Đến Tết chẻ ra
Mua cái áo hoa
Mà khoe với mẹ
Xúc xắc xúc xẻ
8.DUNG DĂNG DUNG DẺ
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến ngỏ nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà xới bếp
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.
Bài thơ về con rùa

Cách chơi:
Mẹ và con nối đuôi nhau cùng bò quanh nhà, trên lưng mỗi người là một chiếc gối nhỏ, hoặc cái chậu nhựa đồ chơi nhỏ. Mẹ và con cùng đọc đoạn thơ trên.
Tuổi này, bé đã biết đi rồi, sau đó biết chạy, biết leo trèo. Nhưng đôi khi, bé vẫn thích thú khi được quay lại thuở còn bé tí tẹo, khi mới chỉ biết bò. Mẹ bò trước, bé sẽ bò nối theo. Đến câu “Úp nhà nằm ngủ”, mẹ úp mặt xuống, nằm phủ phục, mô phỏng tiếng ngáy. Bé sẽ bắt chước làm theo.
Ngoài hai trò chơi trên, những trò chơi dân gian như tập tầm vông, chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ, rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba… đều là những trò chơi có thể lôi cuốn trẻ và giúp bố mẹ và con có thời gian vui vẻ bên nhau.
Rù rà rù rì
Đội nhà đi chơi
Đến khi tối trời
Úp nhà nằm ngủ
9. CÂU ẾCH
Một trò chơi vui và động còn ít người biết
Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu ặp ặp
……
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu ặp ặp.
Thấy cua thì cắp
Thấy bắp thì chầu
Thấy bác đi câu
Rủ nhau mà trốn
Giải thích trò “Câu ếch”
Khi hát làm động tác như ếch đang nhảy, tay chống nạnh, chân chụm lại hơi nhún xuống, nhảy lung tung trong vòng tròn. Nếu thấy người đi câu còn ở xa thì có thể nhảy lên bờ (ra khỏi vòng tròn) để chơi nhưng phải cảnh giác người đi câu, vì nếu đang ở trên bờ mà để người đi câu quâng dây trúng là bị bắt, phải thay làm người đi câu. Ngược lại người đi câu cũng tỏ ra lơ là đi rảo quanh bờ để lừa ếch mất cảng giác rồi bất ngờ quăng dây bắt.
- Luật chơi:
Ech nào bị người đi câu quăng dây trúng thì sẽ bị bắt và phải thay làm người đi câu
Nếu lâu (thời gian tùy nhóm chơi quy định) mà không câu được con ếch nào thì người đi câu sẽ bị phạt nhảy ếch 1 vòng (số vòng tùy nhóm chơi quy định) quanh ao.

10. THẢ ĐỈA BA BA
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đần bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo tiền như nước
Đổ mắm đổ muối
Đổ suối hạt tiêu
Đổ niêu cứt gà
Đổ phải nhà nào
Nhà áy phải chịu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)