10 phụ nữ VN ấn tượng nhất.ppt

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 27/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: 10 phụ nữ VN ấn tượng nhất.ppt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

10 PHỤ NỮ VIỆT NAM
Ấn tượng nhất
TRONG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
GIỚI THIỆU
Với truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” Phụ nữ VN có rất nhiều gương sáng, nhiều người nổi tiếng trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc;
Nhân ngày 20/10/2013, NST xin chọn trong số đó 10 tên tuổi để lại ấn tượng nhất trong các tác phẩm văn học-nghệ thuật nước ta cũng như với thế hệ sinh ra và trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến ấy.
TL sưu tầm nhiều hình ảnh, tư liệu về những nét đặc sắc của các bà, các chị đáng kính phục.
-------------------------------------------------------------
PHH sưu tầm & giới thiệu 10/10/2013
1. Nguyễn Thị Minh Khai, Nữ chiến sĩ cộng sản VN đầu tiên

Là nữ chiến sĩ tiền bối của phong trào cộng sản Việt Nam. Bà sinh năm 1910 tại Vinh (Nghệ An), năm 1927 gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng. Năm 1929 thoát ly gia đình đi hoạt động cách mạng. Năm 1935 vào học trường Đại học Phương Đông tại Liên Xô cũ, cùng với Lê Hồng Phong là đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII Quốc tế cộng sản. Năm 1937, Bà về nước hoạt động. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ, Bà bị giặc Pháp bắt năm 1940, kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn năm 1941.
Tên bà được đặt cho nhiều trường học, đường phố
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai 
Quận từ Liêm - Hà Nội
Theo gương tiền bối
Trong thời gian hoạt đông cách mạng, Minh Khai đã kết hôn với Đ/c Lê Hồng Phong-Người sau đó là Tổng bí thư của Đảng CS Đông Dương, Năm1942, Lê Hồng Phong cũng đã hy sinh trong nhà tù Côn Đảo.
Mùa xuân 1939, Minh Khai sinh con gái đầu lòng đặt tên Lê Nguyễn Hồng Minh. Con cháu Minh Khai-Hồng phong đều tự hào và noi theo sự nghiệp cách mạng của những người tiền bối
 Lê Nguyễn Hồng Minh và hai con
2. Võ Thị Sáu – với “Mùa hoa lêkima”
Võ Thị Sáu sinh1935 ở xã Phước Long Thọ H. Đất Đỏ , Bà Rịa-Vũng Tàu. Năm 1949, tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, khi mới 15 tuổi cô bị Pháp bắt và kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết Cai Tổng Tòng quan ba và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Trước khi bị đưa ra hành án, cô bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo và bị xử bắn năm 1952 tại Côn Đảo khi chưa đủ 18 tuổi.
Năm 1994, Võ Thị Sáu được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.


Di ảnh Võ Thị Sáu ít người biết nhưng: “..Chị Sáu đã hy sinh rồi mà dọng hát vẫn còn vang đọng vào trái tim nhưng người đang sống..”- lời bài hát ấy của nhac sĩ Nguyễn Đức Toàn ai cũng biết
Mộ của Võ Thị Sáu ở nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Côn Đảo.
3. Nguyễn Thị Chiên, Nữ du kích anh hùng

Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930, tại xóm Trại Đồng, xã Tân Tiến (nay là thị trấn Nê, huyện Kiến Xương, Thái Bình),
Tại Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Việt Bắc (1/5/1952), Nguyễn Thị Chiên là nữ du kích duy nhất được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng ở tuổi 22.
4. Nữ tướng tài ba
Nguyễn Thị Định
Bà Nguyễn Thị Định (15/2/1920 – 26/8/1992), bí danh Bích Vân, Ba Tấn, Ba Nhất và Ba Hận; sinh ra tại tỉnh Bến Tre, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân VN, nguyên Phó tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam.
Sau ngày đất nước thống nhất, bà là nữ Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước đầu tiên của Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Nữ tướng của phong trào đồng khởi cùng “Đội quân tóc dài”

.
Nguyễn Thị Định là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Mỏ Cày, Bến Tre ( 17/1/1960), mở đầu cho phong trào Đồng Khởi. Tên tuổi của bà gắn liền với Đội quân tóc dài và phong trào đấu tranh của phụ nữ ở miền Nam.
Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
5. Út Tịch – Còn lai quần cũng đánh
“Còn cái lai quần cũng đánh” là câu nói nổi tiếng của chị
Út Tịch (1931-1968) là một nữ Anh hùng LL vũ trang nhân dân của Việt Nam. Cuộc đời chị đã được nhà văn Nguyễn Thi xây dựng thành nhân vật chính trong tác phẩm  “Người mẹ cầm súng”, được đưa vào các giáo trình văn học phổ thông.
Chị tên thật là Nguyễn Thị Út, sinh ngày 19/4/1931, nguyên quán tại làng Tích Thiện, tổng Thạnh Trị, quận Cầu Kè, Cần Thơ (nay thuộc xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).
Khi được tuyên dương Anh hùng chị là du kích xã Tam Ngãi.
Con cháu “Ngường mẹ cầm súng”
Năm 1965, chị Út Tịch được điều về Quân khu 9 công tác. Trong một trận oanh kích bằng máy bay B52 của Mỹ vào ngày 27 tháng 11 năm 1968 xuống vùng Tân Châu, Châu Đốc (nay thuộc tỉnh An Giang), chị và người con gái thứ 3 không may bị tử thương.
Sau năm 1975, các con của chị đã quy tập mộ cha mẹ về quê nhà tại Tam Ngãi.
Một con đường tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh được đặt theo tên bà.
Ngoài ra, một dự án xây dựng khu lưu niệm tại quê hương bà cũng được đề nghị
6. Đinh Thị Vân với những “Điệp Vụ lừng danh Thế giới”
Đinh Thị Vân (1916-1995) tên thật là Đinh Thị Mậu, sinh năm 1916 tại làng Đông An, tổng Cát Xuyên nay là làng Đông An, xã Xuân Thành,  Xuân Trường- Nam Định.
Bà là một tình báo viên nổi tiếng trong Chiến tranh Việt Nam với những “điệp vụ lừng danh chưa từng thấy trong ngành tình báo”. Bà được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Bà Đinh Thị Vân (1954)
Thiếu tá Đinh Thị Vân (người đúng giữa) 1970
Người “Tình báo viên đặc biệt”
Nhiều tài liệu, sách, ảnh đã nói về các chiến công đặc biệt của bà: Nhà xuất bản Lao động: “Tôi đi làm tình báo” - năm 2008. Điệp Vụ lừng danh Thế giới . “Almanach những nền văn minh Thế giới”…, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 1996.
7. Võ Thị Thắng- “Nụ cười chiến thắng”
Chiến sĩ biệt động Võ Thị Thắng với “Nụ cười chiến thắng” nổi tiếng tại phiên tòa của Mỹ ngụy năm 1968. Võ Thị Thắng là sinh viên Sài Gòn, tham gia đấu tranh biểu tình chống chính quyền bị bắt và bị kết án 20 năm tù. Khi bị kết án, Võ Thị Thắng đã tuyên bố trước phiên tòa "...tôi chỉ sợ chính quyền của các ông không tồn tại nổi đến khi tôi mãn hạn tù"! 
Lời nói ấy 7 năm sau đã thành hiện thực.
Giữ mãi nụ cười chiến thắng
Sau 5 năm tù đày, qua nhiều nhà lao tàn bạo, kẻ thù vẫn không dập tắt nổi nụ cười đó, niềm tin đó. Sau Hiệp định Pari 1972 chị được trở về với đồng bào đồng chí cũng vẫn rạng rỡ nụ cười đầy dịu dàng, tin cậy.
Hơn 40 năm hoạt động cách mạng, chị đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các trọng trách Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch
8. Mẹ Suốt-“Một tay lái chiếc đò ngang”
Mẹ Suốt, tên thật Nguyễn Thị Suốt (1906-1968), là người đã lái đò chở bộ đội, thương binh, đạn dược qua sông Nhật Lệ trong những năm 1964 - 1967. Mẹ sinh tại thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, Quảng Bình
Ngày 1/1/1967, Mẹ được phong tặng danh hiệuAnh hùng ngành Giao thông vận tải trong chống Mỹ cứu nước.
Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng gió tàu bay
Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!
Hình ảnh đẹp nhất về người mẹ
Nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ nổi tiếng mang tên Mẹ Suốt, bài thơ  trở nên quen thuộc với công chúng cả nước. Nhà thơ Xuân Diệu bình hai câu thơ Ngẩng đầu, mái tóc mẹ run /Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ...
cho đó là hình ảnh đẹp nhất của người phụ nữ VN 

9.Trần Thị Lý- “Người con gái anh hùng”
 Tên thật của chị là Trần Thị Nhâm (1933 – 19920) sinh tại xã Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam, nữ chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, tham gia trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, là nữ tù chính trị dưới các nhà tù Pháp-Mỹ.
Hình ảnh của bà đã từng là đề tài của thơ ca, nhạc, họa, phim ảnh, trong đó nổi tiếng nhất là bài thơ Người con gái Việt Nam của nhà thơ Tố Hữu: “Điện giật,dùi đâm, dao cắt lửa nung/Không giết được em người con gái anh hùng”
Tại bệnh viện Việt – Xô tối ngày 14/11/1958, Bác Hồ vào thăm chị. Nhìn thấy chị trong cơn mê sảng, Bác không cầm được nước mắt. Sau khi điều trị ổn định, chị Trần Thị Lý lại được gặp Bác Hồ
“Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ…”
Năm 1962, chị được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Năm 1992, chị Trần Thị Lý được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Cuối năm ấy những vết thương hiểm nghèo của chị tái phát và chị đã qua đời tại bệnh viện C-Đà Nẵng.
Thời gian Chị Lý ra miền Băc điều trị: “Cả nýớc bên em quanh giường nệm trắng/…” – Tố Hữu
10.Bà Nguyễn Thị Bình
Bà Nguyễn Thị Bình tên thật là Nguyễn Châu Sa hay Nguyễn Thị Châu Sa là một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam và thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc GP miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam VN.
Bà cũng từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam từ 1992 đến 2002.
Bà sinh ngày 26/ 5/1927 tại Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) nguyên quán của cha bà là ở Điện Bàn, Quảng Nam; gốc là cháu ngoại nhà chí sĩ Phan Chu Trinh.
Người Phụ nữ của Hòa bình
Bà nổi tiếng với phong cách ngoại giao duyên dáng, lịch lãm. Chính vì thế mà giới truyền thông nước ngoài gọi bà là Madame Bình. Bà có đóng góp rất lớn trong các cuộc đàm phán suốt từ 1968 -1972 để đi tới việc ký kết Hiệp định Pari.
Bà là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào Hiệp định Pari buộc Hoa kì phải rút quân khỏi miền Nam nước ta
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)