10 điều để học tốt (ten about to learning)

Chia sẻ bởi Nguyễn Bình Tài | Ngày 18/03/2024 | 40

Chia sẻ tài liệu: 10 điều để học tốt (ten about to learning) thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

BẠN HỌC TỐT KHI NÀO?

Đối với các bạn trẻ này, học là một quá trình khám phá đầy hứng thú; nhưng đối với bạn trẻ khác, học là một "cực hình"?! Vậy,  học khi nào là tốt nhất? 1. Ba quan điểm mới về viêc học: - Học là việc của người học chứ không phải việc của người dạy. - Mỗi cá nhân học được khi họ đưa ra được các câu trả lời. - Người thầy chỉ là người tổ chức để liên kết các kiến thức tiền đề ( Schema)  với vùng phát triển gần nhất( ZPD. Theo Vygotski: Z: Zone = vùng. P: proximal = tầm gần. D: Development = phát triển) 2. Có 10 điều để bạn học tốt( 10 points about learning).
Theo các nhà nghiên cứu giáo dục, bạn thật sự học tốt khi: .... 1- Kiến thức trước đây của bạn được liên kết. Theo Vygoski, con người luôn có 3 vùng phát triển. Vùng đã phát triển, vùng chưa phát triển và vùng ZPD- vùng tiềm năng. Muốn kích thích vùng này, bạn không thể tự mình quyết định. Bạn phải có sự trợ giúp( Scaffolding) của người khác. Tuy nhiên giữa kiến thức mới và cũ phải có nghĩa( có liên quan). 2.  Kiến thức tiền đề( Schema) của bạn được kích hoạt:
Khi tập trung vào một vấn đề mới,bạn phải xua đuổi những thứ không liên quan( game, tivi..,) ra khỏi đầu. Phải tập trung vào bài học bằng một hình ảnh hoặc một chủ đề ấn tượng trong bài học. Bạn phải khởi động đầu óc.
3...Bạn được thảo luận với người khác: Có hai quan điểm để bạn so sánh về con đường học tập khác nhau:
Piaget:   Tư duy - thảo luận - nói Vygoski: Nói - thảo luận - tư duy Như vậy, không có thảo luận tức là không có việc học. (Tất nhiên là thảo luận về việc học).Bên cạnh đó, bạn phải có siêu tư duy( Meta Cognition) tức là suy nghĩ về các vấn đề thảo luận để tìm ra các con đường cuối cùng.
4. Bạn có động cơ: Bạn không nên tự "phạt " bản thân  khi phải làm liên tục các bài tập. Hãy tự "thưởng" cho mình một bản nhạc yêu thích, một quyển truyện...sau khi hoàn thành một lượng bài tập nào đó. Như vậy, bạn đã tạo ra các  phản xạ có điều kiện, sẵn sàng ứng phó với các  bài tập đầy khó khăn.
.5. Bạn cảm thấy thoải mái. Có khi bạn không tự tin để trả lời một vấn đề nào đó. Có khi bạn cảm thấy khó chịu khi có một tác động của ngoại cảnh. Bạn hãy tạo ra môi trường học tập vui vẻ, an toàn,không nên học trong môi trường bạn cảm thấy khó chịu.
6.Bạn hiểu rõ thầy cô muốn điều gì ở bạn, những kĩ năng mà bạn cần : Các cụ có câu : Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Trường hợp  này, bạn cần "biết người". Hãy trở lại vấn đề siêu tư duy.  7.Bạn làm chủ kiến thức của mình: Cần có ai đó kiểm tra giúp bạn, phản hồi lại cho bạn. Tất nhiên, không đợi tới kì kiểm tra.Xem lại mục 3.
8. Bạn tham gia  một cách tích cực: Người Trung Quốc:  tôi nghe tôi quên, tôi nhìn tôi nhớ, tôi làm tôi hiểu. Người Mỹ : Kiến thức chỉ là bề ngoài, hiểu được mới chính là của mình.
9.Bạn tự hiểu theo cách của mình, tự tìm thấy vấn đề mà mình hiểu: Bạn cần chỉ ra : Đâu là Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đâu là rào cản của bạn. Trường hợp  này, bạn cần "biết ta". Hãy xem lại Schema của bạn.
10.Lời giải thích của thầy cô phù hợp với phương pháp và suy nghĩ của bạn. Bạn nên nói cho thầy cô biết bạn học như thế nào; chỗ nào bạn không hiểu. Hãy học cách của người châu Âu: tranh luận với giáo viên là con đường đi tìm chân lí( không phải lí luận cùn đau nhé!)
Chúc bạn học giỏi!

Nguyễn Bình Tài.
School of Education- The University of New England - New South Wales- Australia..
 
 
 
 

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bình Tài
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)