10 chuyên đề pháp luật

Chia sẻ bởi Đào Xuân Đức | Ngày 26/04/2019 | 92

Chia sẻ tài liệu: 10 chuyên đề pháp luật thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

10 CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT PHỤC VỤ VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Chủ đề các câu chuyện bao gồm:
1. Trách nhiệm của gia đình về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Hành vi đánh đập, hành hạ, ngược đãi trẻ em hoặc lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi.
3. Những quy định pháp luật đối với người lao động chưa thành niên.
4. Hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật.
5. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự và nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.
6. Nghĩa vụ và quyền của người con trong gia đình.
7. Hành vi vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.
8. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
9. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
10. Hành vi vi phạm trật tự công cộng.
CHỦ ĐỀ 1
TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em
Từ hồi chị Mai sinh thêm được đứa con trai, anh Mạnh chồng chị mừng lắm. Từ giờ anh có thể “lên mặt” với anh em họ hàng rồi. Đi đâu, anh cũng khoe về “thằng cu, trộm vía giống bố như đúc”. Nhưng cũng có một thực tế là, có thêm con, nhà anh túng thiếu đi thấy rõ. Ba đứa con gái đầu lúc nào trông cũng nheo nhóc. Chị Mai trước đi làm cấp dưỡng cho một trường mầm non, nay do sức khỏe yếu nên nghỉ hẳn ở nhà trông con. Cả nhà chỉ trông vào đồng tiền đi làm thợ xây của anh Mạnh nên khó khăn lắm.
Sắp đến năm học mới, anh Mạnh định cho đứa con gái đầu nghỉ học ở nhà trông em, chỉ cho hai đứa em gái sau đi học. Anh quan niệm đã học hết tiểu học là hoàn thành phổ cập giáo dục rồi. Đứa con đầu phải ở nhà phụ giúp việc vặt cho bố mẹ, vì theo anh Mạnh thì “con gái lớn lên là lấy chồng không cần học hành nhiều làm gì”.
Nghe bố nói thế, nó khóc mếu máo: “Con thích đi học lắm, con không nghỉ học đâu”.
Anh Mạnh quát lên: “Mày học hành làm gì, học rồi cãi bố mẹ cho giỏi chứ gì? Ở nhà trông em. Lớn lên rồi lấy chồng. Đúng là lũ vịt giời. Bé thì ăn hại, lớn thì bay đi”.
Chị Mai nghe thế rớt nước mắt vì thương con, nhưng không biết phải làm gì hơn vì mọi việc trong nhà xưa nay đều do anh Mạnh quyết định.
Sáng nay, sau khi cho đứa nhỏ ngủ, chị quay ra chuẩn bị cơm trưa cho cả nhà. Tay thì nhặt rau nhưng đầu vẫn cứ nghĩ về con bé lớn. Bà Liên - Tổ trưởng Tổ hòa giải kiêm Chủ tịch Hội phụ nữ xã đi vào cổng lúc nào mà chị vẫn không hay biết. Bà nói to: “Cô Mai đang nghĩ gì mà thần mặt ra thế? Như thế này, có khi trộm vào khuân hết đồ đi mà không biết”.
Chị nghe thế, vội đứng dậy mời bà Liên vào nhà: “Bác sang chơi. Nhà em có gì đâu mà trộm nó vào lấy chứ”.
Bà Liên thư thả ngồi xuống ghế, đặt cái túi lên bàn rồi hỏi: “Chú Mạnh có nhà không cô?”.
Rót chén nước mời bà Liên, chị Mai trả lời: “Nhà em đi công chuyện từ sáng rồi. Thế có gì không bác?”.
Thoáng chút đắn đo, rồi bà Liên tiếp lời: “Tôi qua nhà hỏi xem, nghe đâu cô chú định cho cái Minh nghỉ học phải không?”.
Chị Mai rơm rớm nước mắt: “Thật ra chúng em có muốn thế đâu, nhưng dạo này nhà em túng quá, không có điều kiện cho cháu nó đi học tiếp. Với lại bố cháu cứ nói, con gái không cần học hành nhiều”.
Bà Liên phân tích: “Cô chú mà quan niệm như thế là sai lầm đấy.“Gia đình nên cho cháu tiếp tục đi học. Ít ra thì cũng phải hoàn thành phổ cập giáo dục, tức là học hết lớp 9 chứ. Có cái chữ sau này dễ kiếm công ăn việc làm hơn. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trước hết là trách nhiệm của những người làm cha mẹ. Chẳng thế mà nhà nước đã ban hành cả một đạo luật riêng về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”.
Bà Liên lấy trong túi ra cuốn sách, lật giở vài trang, rồi chỉ cho chị Mai xem:“Đây cô xem
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Xuân Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)