1 số đề thi học sinh giỏi ngữ văn 6
Chia sẻ bởi Hải Tiểu Mi |
Ngày 17/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: 1 số đề thi học sinh giỏi ngữ văn 6 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Phòng giáo dục đào tạo Tam Dương
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
NĂM HỌC 2010-2011
MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian đề)
Câu 1: (2 điểm)
Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ sau:
“ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”
(Khánh Chi, “Biển”)
Câu 2: (3 điểm)
Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi.
Câu 3: (5 điểm)
Một buổi tối, sau khi đã học bài xong, em bước ra sân, hít thở không khí trong lành của màn đêm yên tĩnh. Hãy tả lại khung cảnh quanh em lúc đó.
--------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG NĂM HỌC 2010-2011
MÔN NGỮ VĂN 6
Câu 1: (2 điểm)
Yêu cầu chung:
Học sinh cần trình bày dưới dạng bài luận ngắn gọn, bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Không cho điểm tối đa với những bài gạch đầu dòng.
Yêu cầu cụ thể:
Ý 1: Xác định được các phép so sánh nhân hoá: (0,5 điểm)
+ So sánh: biển như người khổng lồ; biển như trẻ con.(0,25 đểm)
+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền.(0,25 điểm)
Ý 2: Nêu được tác dụng: (1,5 điểm)
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.(0,5 điểm)
+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con.(0,5 điểm)
Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển.
( 0,5 điêm)
Câu 2: ( 3 điểm)
Yêu cầu chung:
Yêu cầu về hình thức:
Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần hai nhân vật mà đề đã nêu. Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đén hình thức... Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật.
Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo).
Viết dưới dạng bài tự luận ngắn dài không quá một trang giấy thi.
Yêu cầu về nội dung:
Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: (0,25 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật.
+ Thân bài: ( 2,5 điểm)
Diễn biến cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật.
Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình.
Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức.
+ Kết bài: (0,25 điểm)
Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.
Câu 3: (5 điểm)
Yêu cầu chung:
Về hình thức:
Học sinh cần viết được bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, lời văn chau chuốt, mượt mà, giàu hình ảnh.
Về nội dung:
Xác định đúng đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn chi tiết và liên tưởng độc đáo, hợp lí.
Yêu cầu cụ thể:
+ Mở
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
NĂM HỌC 2010-2011
MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian đề)
Câu 1: (2 điểm)
Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ sau:
“ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”
(Khánh Chi, “Biển”)
Câu 2: (3 điểm)
Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi.
Câu 3: (5 điểm)
Một buổi tối, sau khi đã học bài xong, em bước ra sân, hít thở không khí trong lành của màn đêm yên tĩnh. Hãy tả lại khung cảnh quanh em lúc đó.
--------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG NĂM HỌC 2010-2011
MÔN NGỮ VĂN 6
Câu 1: (2 điểm)
Yêu cầu chung:
Học sinh cần trình bày dưới dạng bài luận ngắn gọn, bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Không cho điểm tối đa với những bài gạch đầu dòng.
Yêu cầu cụ thể:
Ý 1: Xác định được các phép so sánh nhân hoá: (0,5 điểm)
+ So sánh: biển như người khổng lồ; biển như trẻ con.(0,25 đểm)
+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền.(0,25 điểm)
Ý 2: Nêu được tác dụng: (1,5 điểm)
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.(0,5 điểm)
+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con.(0,5 điểm)
Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển.
( 0,5 điêm)
Câu 2: ( 3 điểm)
Yêu cầu chung:
Yêu cầu về hình thức:
Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần hai nhân vật mà đề đã nêu. Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đén hình thức... Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật.
Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo).
Viết dưới dạng bài tự luận ngắn dài không quá một trang giấy thi.
Yêu cầu về nội dung:
Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: (0,25 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật.
+ Thân bài: ( 2,5 điểm)
Diễn biến cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật.
Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình.
Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức.
+ Kết bài: (0,25 điểm)
Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.
Câu 3: (5 điểm)
Yêu cầu chung:
Về hình thức:
Học sinh cần viết được bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, lời văn chau chuốt, mượt mà, giàu hình ảnh.
Về nội dung:
Xác định đúng đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn chi tiết và liên tưởng độc đáo, hợp lí.
Yêu cầu cụ thể:
+ Mở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải Tiểu Mi
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)