"Nghề làm mẹ"
Chia sẻ bởi Đặng Quốc Dũng |
Ngày 05/10/2018 |
191
Chia sẻ tài liệu: "Nghề làm mẹ" thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Một thông điệp hay
NGHỀ NGHIỆP NGƯỜI MẸ
“Đừng lo lắng nếu bạn không thể cho con của bạn tất cả những gì bạn mơ ước cho chúng...
Hãy cho chúng phần tốt nhất của chính bạn.”
(Vô danh)
Ngày kia, một phụ nữ tên Anna, đi gia hạn bằng lái xe
Khi được hỏi làm nghề gì, chị ngập ngừng giây lát. Chị không biết phải khai như thế nào.
Người nhân viên Nhà nước nói rõ thêm: “Tôi muốn hỏi là chị có công ăn việc làm hay không?”
“Dĩ nhiên là tôi có việc làm chứ!”, Anna trả lời. “Tôi là mẹ mà.”
“Xin lỗi chị! Nhưng chúng tôi không coi đó là nghề nghiệp, tôi đề nội trợ vậy”, người nhân viên nói một cách lạnh lùng.
Một người bạn của Anna, là Marta, biết được câu chuyện và để tâm suy nghĩ về vấn đề này.
Một hôm, Marta cũng rơi vào tình huống tương tự. Trước mặt chị là một cô nhân viên Nhà nước rất tự tin, lanh lợi và đầy kinh nghiệm.
Marta thấy mẫu đơn có rất nhiều câu hỏi và có vẻ dài vô tận.
Câu hỏi đầu tiên như sau : “Công việc của chị là gì?”
Marta suy nghĩ một lát và trả lời một cách hết sức tự nhiên:
“Tôi là tiến sĩ về phát triển thiếu nhi và quan hệ nhân bản.”
Cô nhân viên tỏ vẻ sững sờ và kinh ngạc, Marta liền lập lại câu trả lời rõ ràng từng tiếng một.
Sau khi ghi chép xong, cô nhân viên trẻ mới dám hỏi chị:
“Vậy chị có thể cho biết chính xác công việc của chị là gì không ạ?”
Không chút do dự, Marta giải thích một cách kiên quyết và điềm tĩnh : “Tôi triển khai một luận án, một chương trình dài hạn, trong nội vi và ngoại vi của mái ấm gia đình.”
Nghĩ đến gia đình mình, chị nói tiếp:
“Tôi đứng đầu một ê-kíp và phải chịu trách nhiệm về bốn dự án khác nhau. Tôi làm việc toàn thời gian, giờ giấc không giới hạn và không được làm cho nơi khác. Mức độ công việc đòi hỏi 14 tiếng một ngày, có khi còn phải làm 24 tiếng trên 24 nữa.”
Khi Marta càng mô tả công việc của mình thì chị nhận thấy cô nhân viên càng tỏ ra kính nể chị và vẫn tiếp tục điền vào mẫu đơn.
Khi về đến nhà, Marta được ê-kíp của mình ra tiếp đón: ba em gái 13, 7 và 3 tuổi.
Khi lên lầu, chị nghe thấy dự án mới nhất của chị, một em bé kháu khỉnh sáu tháng tuổi, đang mải mê bí bô hòa những âm điệu mới.
Ngập tràn hạnh phúc, Marta bế con vào lòng và nghĩ đến vẻ đẹp và sự cao quý của thiên chức làm mẹ, cùng vô số trách nhiệm kèm theo và những ngày giờ vô tận dành trọn cho con cái...
“Mẹ ơi, giầy của con đâu? Mẹ ơi, giúp con làm bài nhé? Mẹ ơi, em bé khóc hoài à. Mẹ ơi, đến trường đón con nhé? Mẹ ơi, đưa con đi học vũ ba-lê nhé? Mẹ ơi, mua cho con...? Mẹ ơi...?”
Ngồi xuống mép giường, Marta nghĩ tiếp: “Nếu mình là tiến sĩ về phát triển thiếu nhi và quan hệ nhân bản, thì bà nội bà ngoại sẽ có chức danh gì nhỉ ?”
Và cuối cùng chị đã nghĩ ra. Vậy thì các bà sẽ là tiến sĩ trưởng khoa phát triển thiếu nhi và quan hệ nhân bản.
Những bà cố là tiến sĩ viện trưởng.
Những cô, dì, là tiến sĩ phụ tá.
Và tất cả những phụ nữ là mẹ, vợ, bạn, là tiến sĩ chuyên ngành trong nghệ thuật tô điểm cuộc đời.
Trong một thế giới coi trọng chức danh và bằng cấp, ngày càng đòi hỏi phải có chuyên ngành trong một lãnh vực nghề nghiệp,
hãy trở nên chuyên viên trong nghệ thuật yêu thương, bạn nhé!
Hãy gửi tiếp thông điệp này đến các phụ nữ mà bạn quen biết...
Hãy cho các chị em biết rằng hằng ngày luôn có người nhớ đến các chị em...
Hãy đem hạnh phúc đến cho một phụ nữ...
Ngay hôm nay...
Và mãi mãi!!!
Nhưng, trước hết...
CẢ BẠN NỮA HÃY HẠNH PHÚC NHÉ!!!
CHÚC MỪNG NGÀY LỄ CÁC BÀ MẸ!
Chuyển ngữ: ltd
01/05/2009
NGHỀ NGHIỆP NGƯỜI MẸ
“Đừng lo lắng nếu bạn không thể cho con của bạn tất cả những gì bạn mơ ước cho chúng...
Hãy cho chúng phần tốt nhất của chính bạn.”
(Vô danh)
Ngày kia, một phụ nữ tên Anna, đi gia hạn bằng lái xe
Khi được hỏi làm nghề gì, chị ngập ngừng giây lát. Chị không biết phải khai như thế nào.
Người nhân viên Nhà nước nói rõ thêm: “Tôi muốn hỏi là chị có công ăn việc làm hay không?”
“Dĩ nhiên là tôi có việc làm chứ!”, Anna trả lời. “Tôi là mẹ mà.”
“Xin lỗi chị! Nhưng chúng tôi không coi đó là nghề nghiệp, tôi đề nội trợ vậy”, người nhân viên nói một cách lạnh lùng.
Một người bạn của Anna, là Marta, biết được câu chuyện và để tâm suy nghĩ về vấn đề này.
Một hôm, Marta cũng rơi vào tình huống tương tự. Trước mặt chị là một cô nhân viên Nhà nước rất tự tin, lanh lợi và đầy kinh nghiệm.
Marta thấy mẫu đơn có rất nhiều câu hỏi và có vẻ dài vô tận.
Câu hỏi đầu tiên như sau : “Công việc của chị là gì?”
Marta suy nghĩ một lát và trả lời một cách hết sức tự nhiên:
“Tôi là tiến sĩ về phát triển thiếu nhi và quan hệ nhân bản.”
Cô nhân viên tỏ vẻ sững sờ và kinh ngạc, Marta liền lập lại câu trả lời rõ ràng từng tiếng một.
Sau khi ghi chép xong, cô nhân viên trẻ mới dám hỏi chị:
“Vậy chị có thể cho biết chính xác công việc của chị là gì không ạ?”
Không chút do dự, Marta giải thích một cách kiên quyết và điềm tĩnh : “Tôi triển khai một luận án, một chương trình dài hạn, trong nội vi và ngoại vi của mái ấm gia đình.”
Nghĩ đến gia đình mình, chị nói tiếp:
“Tôi đứng đầu một ê-kíp và phải chịu trách nhiệm về bốn dự án khác nhau. Tôi làm việc toàn thời gian, giờ giấc không giới hạn và không được làm cho nơi khác. Mức độ công việc đòi hỏi 14 tiếng một ngày, có khi còn phải làm 24 tiếng trên 24 nữa.”
Khi Marta càng mô tả công việc của mình thì chị nhận thấy cô nhân viên càng tỏ ra kính nể chị và vẫn tiếp tục điền vào mẫu đơn.
Khi về đến nhà, Marta được ê-kíp của mình ra tiếp đón: ba em gái 13, 7 và 3 tuổi.
Khi lên lầu, chị nghe thấy dự án mới nhất của chị, một em bé kháu khỉnh sáu tháng tuổi, đang mải mê bí bô hòa những âm điệu mới.
Ngập tràn hạnh phúc, Marta bế con vào lòng và nghĩ đến vẻ đẹp và sự cao quý của thiên chức làm mẹ, cùng vô số trách nhiệm kèm theo và những ngày giờ vô tận dành trọn cho con cái...
“Mẹ ơi, giầy của con đâu? Mẹ ơi, giúp con làm bài nhé? Mẹ ơi, em bé khóc hoài à. Mẹ ơi, đến trường đón con nhé? Mẹ ơi, đưa con đi học vũ ba-lê nhé? Mẹ ơi, mua cho con...? Mẹ ơi...?”
Ngồi xuống mép giường, Marta nghĩ tiếp: “Nếu mình là tiến sĩ về phát triển thiếu nhi và quan hệ nhân bản, thì bà nội bà ngoại sẽ có chức danh gì nhỉ ?”
Và cuối cùng chị đã nghĩ ra. Vậy thì các bà sẽ là tiến sĩ trưởng khoa phát triển thiếu nhi và quan hệ nhân bản.
Những bà cố là tiến sĩ viện trưởng.
Những cô, dì, là tiến sĩ phụ tá.
Và tất cả những phụ nữ là mẹ, vợ, bạn, là tiến sĩ chuyên ngành trong nghệ thuật tô điểm cuộc đời.
Trong một thế giới coi trọng chức danh và bằng cấp, ngày càng đòi hỏi phải có chuyên ngành trong một lãnh vực nghề nghiệp,
hãy trở nên chuyên viên trong nghệ thuật yêu thương, bạn nhé!
Hãy gửi tiếp thông điệp này đến các phụ nữ mà bạn quen biết...
Hãy cho các chị em biết rằng hằng ngày luôn có người nhớ đến các chị em...
Hãy đem hạnh phúc đến cho một phụ nữ...
Ngay hôm nay...
Và mãi mãi!!!
Nhưng, trước hết...
CẢ BẠN NỮA HÃY HẠNH PHÚC NHÉ!!!
CHÚC MỪNG NGÀY LỄ CÁC BÀ MẸ!
Chuyển ngữ: ltd
01/05/2009
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Quốc Dũng
Dung lượng: 3,46MB|
Lượt tài: 5
Loại file: pps
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)