“Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuôi “
Chia sẻ bởi nguyễn hồng ân |
Ngày 05/10/2018 |
65
Chia sẻ tài liệu: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuôi “ thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuôi “
I. Đặt vấn đề :
1 Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết Học để cùng chung sống là một trong những vấn đề then chốt của giáo dục thế giới .Chính vì vậy mà vào đầu thập kỉ 90, các tổ chức Liên Hiệp Quốc như WHO (Tổ chức y tế thế giới), UNICEF ( Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên hiệp quốc), UNESCO ( Tổ chức giáo dục , khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc) đã chung sức xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em. “ Bởi lẽ những thử thách mà trẻ em và thanh niên đang phải đối mặt là rất nhiều và đòi hỏi cao hơn là những kỹ năng đọc, viết, tính toán tốt nhất”.
Ở Việt nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Trong các mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT- BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009) có mục tiêu giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Để thực hiện mục tiêu trên, nội dung quan trọng cần đưa vào giáo dục trẻ là dạy một số kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
Về phía các bậc cha mẹ trẻ: cha mẹ trẻ em luôn quan tâm đến việc làm sao để kích thích tính tích cực học tập của trẻ. Cha mẹ nào cũng muốn con mình được tham gia và trải nghiệm vào các hoạt động vui chơi hay học tập tích cực để từ đó trẻ lĩnh hội được các kinh nghiệm sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và sẵn sàng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống. Đặc biệt, khi trẻ chuẩn bị vào lớp một, các bậc phụ huynh lại luôn lo lắng liệu rằng con mình có đủ sức khỏe và khả năng để theo học thật tốt cùng các bạn ở trường tiểu học hay không.
Đối với giáo viên mầm non: GV thường lo lắng đối với những trẻ có một số vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến trường. Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những KNS cơ bản ở trường mầm non giúp trẻ ổn định nề nếp nhóm lớp và có các thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày.
2. Cơ sở thực tiễn:
Đối với trẻ mầm non 5 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, đồng thời trẻ rất dễ bộc lộ cảm xúc, chưa có nhiều kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc, vốn hiểu biết về thế giới xung quanh còn nhiều hạn chế do đó nhiều trẻ còn thụ động, không biết ứng phó với các tình huống nguy cấp, không biết tự bảo vệ mình trước nguy hiểm hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác….Do đó, việc dạy KNS cho trẻ là rất cần thiết bởi KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân trẻ, giúp trẻ có nhận thức đúng và hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non.
Một tập thể trẻ có KNS tốt sẽ tạo nên môi trường sống ấm áp, hoà thuận, vui vẻ và phát triển ở nhóm lớp. Vì vậy tôi chọn đề tài một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi ở trường mầm non.
II. Giải quyết vấn đề.
1 . Thuận lợi :
Trường, lớp có không gian hoạt động an toàn cho trẻ, có đủ đồ dùng đồ chơi cần thiết trong các hoạt động giáo dục.
Trẻ khoẻ mạnh và rất hào hứng , sôi nổi với các hoạt động do cô tổ chức, lĩnh hội nhanh các kiến thức cô giáo truyền đạt.
Phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, của nhóm lớp.
Giáo viên có trình độ chuyên môn, được tập huấn về nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non do Phòng giáo dục tổ chức và qua các buổi bồi dưỡng chuyên môn tại trường, tích cực nghiên cứu tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
2. Khó khăn :
Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều do là lớp ghép 2 độ tuổi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn hồng ân
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)