'Đòi hỏi của TQ ở Biển Đông là quá đáng'

Chia sẻ bởi Huỳnh Quang Vinh | Ngày 11/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: 'Đòi hỏi của TQ ở Biển Đông là quá đáng' thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

`Đòi hỏi của TQ ở Biển Đông là quá đáng`
Cập nhật: 04:02 GMT - thứ năm, 24 tháng 5, 2012
Facebook
Twitter
Chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này

Bà Clinton đã thể hiện sự ủng hộ rõ ràng của Mỹ đối với các quốc gia có tranh chấp trên Biển Đông
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vượt quá những gì mà Unclos cho phép.
Bà Clinton cũng nói rằng việc Mỹ không phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (Unclos) đã làm suy yếu sự ủng hộ của họ dành cho đồng minh trong các tranh chấp trên Biển Đông.
Các bài liên quan
Nga lần đầu bình luận về Biển Đông
Đài Loan `không giúp` TQ về chủ quyền
Tại sao TQ không chịu ra tòa án quốc tế?

Chủ đề liên quan
Quan hệ Mỹ - Trung,
Asean,
Hoa Kỳ,
Tranh chấp lãnh thổ
Ngoại trưởng Clinton đưa ra những phát biểu này trong một phiên điều trần của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm thứ Tư ngày 23/5.
Phiên điều trần này nằm trong nỗ lực vận động mà chính quyền Obama vừa bắt đầu để thúc đẩy việc thông qua công ước đã có tuổi thọ 30 năm này.
‘Thế chống đỡ’
Trong phiên điều trần, Thượng nghị sỹ Dân chủ Barbara Boxer đã chỉ trích yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Bà trưng ra một bản đồ cho thấy tuyên bố chủ quyền của nước này vượt xa vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý hay 320 cây số theo quy định của Unclos.
Bà cho rằng yêu sách đó là ‘một sự xâm chiếm lãnh thổ đáng kể’ thậm chí ‘đến rất gần bờ biển của các quốc gia trong khu vực’.
Thượng nghị sỹ này cũng nhắc đến cuộc đối đầu ở bãi cạn Scarborough vốn bùng nổ hồi tháng trước khi hải quân Philippines cáo buộc ngư dân Trung Quốc ‘săn bắt trộm’ trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.
" Vì là một bên không có tranh chấp nên chúng ta phải để cho Trung Quốc ở cửa trên về mặt pháp lý. Chúng ta bị đặt vào thế chống đỡ. Chúng ta không đủ mạnh để bênh vực cho các bạn bè và đồng minh của chúng ta trong khu vực như điều mà tôi mong muốn."
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
Trong lúc đó, Ngoại trưởng Clinton và các lãnh đạo quân sự hàng đầu của Mỹ đã đưa ra lời yêu cầu thống thiết đến các thượng nghị sỹ để phê chuẩn công ước này.
Bà nói Hoa Kỳ ủng hộ các quốc gia đang bị đe dọa bởi tham vọng chủ quyền của Trung Quốc.
Từ năm 2010, chính phủ của Tổng thống Barack Obama đã khẳng định rằng mặc dù bản thân Hoa Kỳ không phải là một bên có tranh chấp ở Biển Đông thì nước này vẫn có lợi ích trong việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và tự do hàng hải ở một vùng biển nắm giữ phần lớn giao thương toàn cầu.
“Vì là một bên không có tranh chấp nên chúng ta phải để cho Trung Quốc ở cửa trên về mặt pháp lý. Chúng ta bị đặt vào thế chống đỡ. Chúng ta không đủ mạnh để bênh vực cho các bạn bè và đồng minh của chúng ta trong khu vực như điều mà tôi mong muốn,” bà nói.
“Tôi không nghĩ rằng đó là tình thế mà một cường quốc hải quân ưu việt toàn cầu như chúng ta mong muốn,” bà nói thêm.
Trung Quốc là một bên trong tổng số hơn 160 nước đã tham gia ký kết Unclos. Đòi hỏi chủ quyền của nước này ở Biển Đông gặp thách thức từ các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và lãnh thổ Đài Loan.
Trong đó, Philippines là đồng minh có hiệp ước tương trợ với Hoa Kỳ.
Tiền lệ pháp

Bộ trưởng Panetta, người sắp sang thăm Việt Nam, ủng hộ Mỹ ký kết Unclos
Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Ủy ban tham mưu liên quân Hoa Kỳ, nói việc Mỹ phê chuẩn công ước này sẽ giúp củng cố các lợi ích an ninh của họ vì nó xác định rõ đâu là quyền hàng hải cũng như đâu là các khu vực hàng hải vào một thời điểm mà các nước đang tăng cường tranh giành tài nguyên.
“Từ sự xác định rõ ràng đó sẽ dẫn đến ổn định, và khi giờ đây chúng đã bắt đầu tái cân bằng những lợi ích an ninh của chúng ta ở khu vực Thái Bình Dương, việc phê chuẩn công ước là rất quan trọng,” ông phát biểu trước Thượng viện.
Các quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ nói trong phiên điều trần rằng nếu không phê chuẩn Unclos thì quân đội Mỹ buộc phải dùng tiền lệ pháp quốc tế để làm cơ sở cho các quyền hàng hải của nước này trong khi tiền lệ pháp này có thể bị diễn dịch theo nhiều cách khác nhau.
“Nếu chúng ta không phê chuẩn công ước này trong thời gian tới thì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Quang Vinh
Dung lượng: 7,89MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)