Array
Chia sẻ bởi Nguễn Thị Hải |
Ngày 05/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
Thứ 5 ngày 6 tháng 11 năm 2014
Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: làm quen chữ e-ê
1.Yêu cầu:
- Trẻ biết chữ e-ê, biết cách phát âm, biết cấu tạo của chữ cái e-ê.
- Trẻ phát âm rõ ràng chữ e-ê, tìm ra được chữ e-ê trong tiếng và từ trọn vẹn. Phân biệt được điểm giống nhau và khác nhau của chữ cái e-ê. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý mọi người trong gia đình và hiếu thảo với bố mẹ
2. Chuẩn bị:
- Bài dạy trình chiếu powerpoint có chữ e, ê; hình ảnh và từ: “ gia đình bé an, mẹ bế bé”
- Chữ e cạt tông cho trẻ sờ, nêu cấu tạo.
- Một số nét của chữ cái e - ê để trẻ chơi
- Hộp sữa, hột hạt, vỏ ốc.
* Tích hợp:
- Trò chuyện về gia đình
- Bài hát cả nhà đều thương.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:
- Trẻ hát“cả nhà đều thương”
- Trong gia đình ba mẹ đối với các con như thế nào? Ai thương mình nhiều hơn?
- Ba mẹ thương các con như vây thì các con phải làm sao? (Vâng lời bố mẹ)
- Trong gia đình mà ba mẹ thương yêu, lo lắng cho các con; các con thì vâng lời ba mẹ đó gọi là gia đình như thế nào? (Gia đình hạnh phúc)
- Cô mời các bạn cùng đến thăm một gia đình như thế nhé
Hoạt động 2:
* Làm quen chữ cái e:
- Giới thiệu tranh và từ “gia đình bé ”
- Cho trẻ tìm chữ cái đã học ? ( Trẻ lên tìm chữ a và lớp đồng thanh)
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu với con một chữ cái mới. Đây là chữ e, hôm nay chúng mình cùng làm quen nhé!
- Cô phát âm mẫu: 2 lần
- Dạy trẻ phát âm: Lớp, tổ, cá nhân
- Chữ cái e có cấu tạo như thế nào? (Trẻ trả lời theo ý trẻ)
- Cùng kiểm tra lại xem nhé! (Cháu nhắc lại cấu tạo)
- Cô nhắc lại: Cấu tạo chữ e có một nét ngang, một nét cong tạo thành.
- Giới thiệu: Đây là chữ e in thường, còn đây là chữ e in hoa và chữ e viết thường sang
năm lên lớp 1 các con sẽ được làm quen
- Cho trẻ nhắc lại: lớp, tổ, cá nhân
* Trò chơi với chữ e:
- Mời các con tìm chữ e ở cuối lớp. Mỗi bạn hãy tìm cho mình một chữ cái e.
- Các con hãy sờ chữ e của mình.
- Cô hướng dẫn cách sờ: Các con sờ chữ e sờ nét ngang trước, sờ từ trái qua phải, đến sờ nét cong, sờ từ trên xuống dưới. (Hỏi trẻ chữ cái gì và có cấu tạo thế nào)
- Cho các cháu cất chữ e.
- Cô giới thiệu tranh xung quanh lớp, cháu chia nhóm tìm chữ cái e.
- Cô kiểm tra từng nhóm.
- Chơi kéo cưa lừa xẻ chuyển đội hình
* Làm quen chữ cái ê:
- Đây cô có tranh mẹ bế bé. có từ mẹ bế bé ( Lớp đồng thanh)
- Còn đây là từ “ mẹ bế bé” (Trẻ đọc lại từ mẹ bế bé) các con hãy tìm giúp cô chữ cái đứng thứ tư trong từ. (Cháu lên chọn chữ cái ê)
- Cô giới thiệu chữ ê.
- Cô phát âm 2 lần
- Lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm
- Thế chữ ê có cấu tạo như thế nào? (Trẻ trả lời theo ý trẻ)
- Trẻ làm động tác mô phỏng trên không
=> Cô gút lại : Chữ ê gồm có một nét ngang, một nét cong và dấu mũ tạo thành
- Cho trẻ kiểm tra lại bằng chữ ê đã cắt rời rồi ghép lại.
- Giới thiệu chữ ê in thường, in hoa và viết thường
* Trò chơi với chữ e
- Tìm tiếng mang chữ cái ê trong từ « ngồi ghế » và « cái kệ», « chú hề », « củ nghệ », « Bảo vệ ».
( Trẻ tìm tiếng ghế, tiếng kệ, tiếng hề, tiếng vệ)
* So sánh chữ e-ê
- Cho trẻ phát âm hai chữ e-ê.
- Con có nhận xét gì về chữ e và chữ ê ? ( Trẻ nêu điểm giống và khác nhau)
- Chữ e và chữ ê giống nhau : đều có một nét ngang và một nét cong
- Chữ e và chữ ê khác nhau : chữ ê có dấu mũ, chữ e không
Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: làm quen chữ e-ê
1.Yêu cầu:
- Trẻ biết chữ e-ê, biết cách phát âm, biết cấu tạo của chữ cái e-ê.
- Trẻ phát âm rõ ràng chữ e-ê, tìm ra được chữ e-ê trong tiếng và từ trọn vẹn. Phân biệt được điểm giống nhau và khác nhau của chữ cái e-ê. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý mọi người trong gia đình và hiếu thảo với bố mẹ
2. Chuẩn bị:
- Bài dạy trình chiếu powerpoint có chữ e, ê; hình ảnh và từ: “ gia đình bé an, mẹ bế bé”
- Chữ e cạt tông cho trẻ sờ, nêu cấu tạo.
- Một số nét của chữ cái e - ê để trẻ chơi
- Hộp sữa, hột hạt, vỏ ốc.
* Tích hợp:
- Trò chuyện về gia đình
- Bài hát cả nhà đều thương.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:
- Trẻ hát“cả nhà đều thương”
- Trong gia đình ba mẹ đối với các con như thế nào? Ai thương mình nhiều hơn?
- Ba mẹ thương các con như vây thì các con phải làm sao? (Vâng lời bố mẹ)
- Trong gia đình mà ba mẹ thương yêu, lo lắng cho các con; các con thì vâng lời ba mẹ đó gọi là gia đình như thế nào? (Gia đình hạnh phúc)
- Cô mời các bạn cùng đến thăm một gia đình như thế nhé
Hoạt động 2:
* Làm quen chữ cái e:
- Giới thiệu tranh và từ “gia đình bé ”
- Cho trẻ tìm chữ cái đã học ? ( Trẻ lên tìm chữ a và lớp đồng thanh)
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu với con một chữ cái mới. Đây là chữ e, hôm nay chúng mình cùng làm quen nhé!
- Cô phát âm mẫu: 2 lần
- Dạy trẻ phát âm: Lớp, tổ, cá nhân
- Chữ cái e có cấu tạo như thế nào? (Trẻ trả lời theo ý trẻ)
- Cùng kiểm tra lại xem nhé! (Cháu nhắc lại cấu tạo)
- Cô nhắc lại: Cấu tạo chữ e có một nét ngang, một nét cong tạo thành.
- Giới thiệu: Đây là chữ e in thường, còn đây là chữ e in hoa và chữ e viết thường sang
năm lên lớp 1 các con sẽ được làm quen
- Cho trẻ nhắc lại: lớp, tổ, cá nhân
* Trò chơi với chữ e:
- Mời các con tìm chữ e ở cuối lớp. Mỗi bạn hãy tìm cho mình một chữ cái e.
- Các con hãy sờ chữ e của mình.
- Cô hướng dẫn cách sờ: Các con sờ chữ e sờ nét ngang trước, sờ từ trái qua phải, đến sờ nét cong, sờ từ trên xuống dưới. (Hỏi trẻ chữ cái gì và có cấu tạo thế nào)
- Cho các cháu cất chữ e.
- Cô giới thiệu tranh xung quanh lớp, cháu chia nhóm tìm chữ cái e.
- Cô kiểm tra từng nhóm.
- Chơi kéo cưa lừa xẻ chuyển đội hình
* Làm quen chữ cái ê:
- Đây cô có tranh mẹ bế bé. có từ mẹ bế bé ( Lớp đồng thanh)
- Còn đây là từ “ mẹ bế bé” (Trẻ đọc lại từ mẹ bế bé) các con hãy tìm giúp cô chữ cái đứng thứ tư trong từ. (Cháu lên chọn chữ cái ê)
- Cô giới thiệu chữ ê.
- Cô phát âm 2 lần
- Lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm
- Thế chữ ê có cấu tạo như thế nào? (Trẻ trả lời theo ý trẻ)
- Trẻ làm động tác mô phỏng trên không
=> Cô gút lại : Chữ ê gồm có một nét ngang, một nét cong và dấu mũ tạo thành
- Cho trẻ kiểm tra lại bằng chữ ê đã cắt rời rồi ghép lại.
- Giới thiệu chữ ê in thường, in hoa và viết thường
* Trò chơi với chữ e
- Tìm tiếng mang chữ cái ê trong từ « ngồi ghế » và « cái kệ», « chú hề », « củ nghệ », « Bảo vệ ».
( Trẻ tìm tiếng ghế, tiếng kệ, tiếng hề, tiếng vệ)
* So sánh chữ e-ê
- Cho trẻ phát âm hai chữ e-ê.
- Con có nhận xét gì về chữ e và chữ ê ? ( Trẻ nêu điểm giống và khác nhau)
- Chữ e và chữ ê giống nhau : đều có một nét ngang và một nét cong
- Chữ e và chữ ê khác nhau : chữ ê có dấu mũ, chữ e không
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguễn Thị Hải
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)