Array

Chia sẻ bởi trần thị hà giang | Ngày 05/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ và đọc được theo cô từ cuối của câu thơ
- Trẻ biết tên bài thơ “ Cái lưỡi”, biết tên tác giả “ Lê Thị Mỹ Phương ”
- Biết được nội dung của bài thơ: Cái lưỡi giúp cho chúng ta biết được các mùi vị khác nhau.
-Trả lời được các câu hỏi của cô.
- Giáo dục trẻ: khi ăn uống các con phải cẩn thận, không ăn những thúc ăn cay, nóng sẽ làm bỏng lưỡi.
II. Chuẩn bị.
- slide các hình ảnh về bài thơ.
- Các loại quả: Quả chanh, quả chuối.
- Tivi, giỏ đựng các loại quả.
II. Cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú giới thiệu bài.
- Hôm nay cô có một món quà bí mật muốn dành tặng cho lớp của mình, các con hãy đoán xem cô mang đến cho lớp mình món quà gì nhé!
- Cô cho xuất hiện giỏ đựng các loại quả: quả chanh, quả chuối. Hỏi trẻ:
+ Trong giỏ cô có gì? ( Quả chanh, quả chuối)
- Mời 1 -2 trẻ lên và cho trẻ nếm vị của hai quả.
+ Con thấy quả chanh chua hay ngọt? ( Chua).
- Gọi 1-2 trẻ lên nếm quả chuối và hỏi trẻ?
+ Con thấy quả chuối chua hay ngọt? ( Ngọt).
- Hai loại quả mà các con vừa nếm xong mỗi loại có một mùi vị khác nhau. Quả chanh thì chua, quả chuối thì ngọt. Để biết được mùi vị của hai loại quả trên là nhờ cái lưỡi đó các con ạ.
- Có một bài thơ nói về cái lưỡi rất hay do cô Mỹ Phương sáng tác. Bây giờ cô và cả lớp mình cùng đọc bài thơ này nhé!
Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ “ Cái lưỡi”.
- Cô giới thiệu tên bài thơ : Cái lưỡi , tên tác giả Mỹ Phương.
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe hai lần:
+ Lần 1: Cô đọc diễn cảm.
- Cô giải thích nội dung của bài thơ: Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ “Cái lưỡi” do cô Mỹ Phương sáng tác, bài thơ nói về cái lưỡi hằng ngày giúp mọi người nếm vị thức ăn.
+ Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp với hình ảnh minh họa.
* Trích dẫn đàm thoại:
- Cô vừa đọc xong bài thơ gì? ( Cái lưỡi).
- Bài thơ do ai sáng tác? ( Mỹ Phương).
- Bài thơ nói về cái gì? ( Cái lưỡi).
- Hằng ngày cái lưỡi giúp mọi người những công việc gì? ( Nếm vị thức ăn.....)
- Khi thức ăn còn nóng các con có được ăn không? (Không)
- Vì khi các con ăn thức ăn nóng sẽ làm bỏng lưỡi đấy! ( Những gì nóng quá
................................
Không thì đau tôi )
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô đọc lại bài thơ cho cả lớp nghe thêm một lần nữa.
- Cho cả lớp đọc thơ từ 2-3 lần.
- Cho trẻ đọc từ khó: Cái lưỡi, nóng quá.
- Gọi cá nhân, tổ, nhóm lên đọc thơ 2-3 lần.
- Trong khi trẻ đọc thơ cô chú ý sửa sai, tuyên dương trẻ kịp thời.
- Giáo dục: khi ăn uống các con phải cẩn thận, không ăn những thúc ăn cay, nóng sẽ làm bỏng lưỡi.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “ Mũi-Cằm-Tai”
- Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi cho trẻ nghe.
- Cách chơi: Cô hát bài hát “ Mũi cằm tai”, khi cô hát đến bộ phận nào thì trẻ chỉ tay lên bộ phận đó. Trẻ nào làm sai sẽ mời lên hát cho cả lớp nghe một bài.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần.
- Nhận xét tuyên dương.
- Kết thúc hoạt động: Cho trẻ ra sân chơi.



















- Quả chanh, quả chuối.


- Vì con nếm thấy vị của quả.
- Trẻ lắng nghe.









- Trẻ lắng nghe.









- Cái lưỡi.
- Mỹ Phương.
- Cái lưỡi.
- Nếm vị thức ăn.

- Dạ, không.







- Cả lớp đọc thơ.
- Trẻ đọc từ khó.
- Trẻ lên đọc.





- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ ra sân chơi.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần thị hà giang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)