§2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

Chia sẻ bởi Nguyễn Gia Hưng | Ngày 25/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: §2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

bìnhBài soạn:
§2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
(Tiết 1/2)
I. Mục đích – yêu cầu
1. Mục đích
- Giới thiệu các khái niệm thông tin và dữ liệu.
- Các đơn vị đo thông tin.
- Các dạng thông tin thường gặp trong cuộc sống.
- Khái niệm mã hoá thông tin trong máy tính.
2. Yêu cầu
- Nắm được các khái niệm được giới thiệu, từ đó hình dung rõ hơn về cách nhận biết, lưu trữ, xử lý thông tin của máy tính.
II. Nội dung
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
Lớp: Sĩ số: Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
(Câu hỏi:
- Tin học là gì?
(Trả lời :
Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập. lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi để truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau.
3. Bài mới (38 phút)
GV : Như trên đã nói, tin học là ngành khoa học nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, vậy thông tin là gì, và làm cách nào để đưa thông tin vào máy tính, chúng ta sẽ tìm hiểu điều này trong bài ngày hôm nay §2. Thông tin và dữ liệu.

Nội dung
Hoạt động của giáo viên và học sinh

1. Khái niệm thông tin và dữ liệu
(10 phút)
+ Thực thể: là các sự vật, hiện tượng tồn tại trong tự nhiên xung quanh con người.
+ Thông tin là sự hiểu biết của con người về một thực thể nào đó có thể thu thập, lưu trữ và xử lý được.
Ví dụ :
Em Nguyễn Như Hiền, sinh ngày 23/7/1989, quê Hà Nam, hiện đang học lớp 12, em ngoan, chăm chỉ và học giỏi.
Đó là những thông tin về em Hiền.
+ Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính hay đó là hình thức thể hiện của thông tin trong mục đích thu thập, lưu trữ và xử lý.
















2. Đơn vị đo lượng thông tin
(15 phút)
+ Đơn vị cơ bản đo luợng thông tin là bit, đó là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một trạng thái của 1 sự kiện có 2 trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau.
Ví dụ:
Tung ngẫu nhiên đồng xu có 2 mặt hoàn toàn cân xứng, nếu ta kí hiệu một mặt là 0 còn mặt kia là 1 thì sự xuất hiện kí hiệu 1 hay 0 sau khi tung đồng xu cho ta một lượng thông tin 1 bit.
+ Trong tin học, thuật ngữ bit (viết tắt của binary didit) dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong hai trạng thái. Kí hiệu được dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính là 0 và 1.





Ví dụ: Quy ước trạng thái bóng đèn: sáng là 1, tắt là 0. 8 bóng đèn có các bóng 2, 3, 5, 8 sáng, các bóng khác tắt, ta có dãy biểu diễn sau: 01101001 tương ứng với dãy bóng đèn.

+ Ta dùng đơn vị byte để đo một lượng thông tin gồm 8 bit cạnh nhau.
1 byte = 8 bit
+ Ta dùng các đơn vị bội của byte như sau:
1 KB (Kilo byte) = 1024 byte
1 MB (Mega byte) = 1024 KB
1 GB (Giga byte) = 1024 MB
1 TB (Tera byte) = 1024 GB
1 PB (Peta byte) = 1024 TB

3. Các dạng thông tin
(5 phút)
Thông tin có thể chia làm 2 dạng :
+ Loại số (số nguyên, thực…)
+ Loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh…)
a) Dạng văn bản: như tờ báo, cuốn sách, tấm bia…
b) Dạng hình ảnh: tranh vẽ, ảnh chụp, bản đồ… là phương tiện mang thông tin dạng hình ảnh.
c) Dạng âm thanh: tiếng nói con người, tiếng sóng biển… là thông tin dạng âm thanh, băng từ, đĩa từ có thể hinh dung làm vật chứa thông tin dạng âm thanh.
4. Mã hoá thông tin trong máy tính
(8 phút)
+ Khái niệm: mã hoá thông tin là biến đổi thông tin thành 1 dãy bit để cho máy tính có thể xử lý được.


Ví dụ: dãy đèn trang 10 được mã hoá thành dãy 01101001.
+ Để mã hoá thông tin dạng văn bản, ta cần mã
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Gia Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)