Array

Chia sẻ bởi Văn Sơn | Ngày 19/03/2024 | 18

Chia sẻ tài liệu: thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

Máy ảnh và mắt
Nội dung
A – Tóm tắt lý thuyết
1. Máy ảnh
2. Mắt
3. Các tật của mắt và cách sửa
B – Bài tập áp dụng tự luận
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm
D – Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo
A – Tóm tắt lý thuyết:
1. Máy ảnh:
a) Định nghĩa: Máy ảnh là dụng cụ
để thu được ảnh thật nhỏ hơn vật trên phim ảnh.
b) Cấu tạo
Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự fk không đổi.
Phim (màn hứng ảnh thật).
Khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi được.
Màn chắn M: Ở giữa có lỗ mà đường kính thay đổi được để điều chỉnh ánh sáng chiếu vào phim.
c) Cách điều chỉnh: Xê dịch vật kính để thu được ảnh rõ của các vật xa gần khác nhau trên phim.
A – Tóm tắt lý thuyết:
2. Mắt:
a) Cấu tạo: Về phương diện quang hình học, mắt giống như máy ảnh gồm:
Thủy tinh thể: Là thấu kính hội tụ, có thể thay đổi được độ cong (thay đổi tiêu cự)
Võng mạc đóng vai trò như một màn ảnh.
Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc luôn không thay đổi.
A – Tóm tắt lý thuyết (tt)
2. Mắt (tt)
b) Sự điều tiết của mắt:
Định nghĩa: Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong thuỷ tinh thể (thay đổi tiêu cự f) để ảnh hiện lên võng mạc.
Điểm cực viễn (CV): Là điểm xa nhất mà mắt nhìn rõ được vật mà không phải điều tiết.
Điểm cực cận (CC): Là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ được vật khi mắt điều tiết cực đại.
Mắt không có tật: điểm cực viễn ở ; điểm cực cận OCC = Đ = 25cm
Khoảng cách từ CC đến cực viễn (CCCV): giới hạn nhìn rõ của mắt.
A – Tóm tắt lý thuyết (tt)
2. Mắt (tt)
b) Sự điều tiết của mắt:
Góc trông vật (), năng suất phân ly
 : Góc trông vật ;
 càng nhỏ càng khó phân biệt giữa A và B.
Năng suất phân ly của mắt là góc trông nhỏ nhất giữa hai điểm A và B mà mắt còn có thể phân biệt được 2 điểm đó. Mắt bình thường

Sự lưa ảnh trên võng mạc:
Sự lưu ảnh trên võng mạc là cảm giác sáng chưa bị mất trong khoảng (0,1s) sau khi tắt ánh sáng kích thích trên võng mạc.
A – Tóm tắt lý thuyết (tt)
3. Các tật của mắt và cách sửa
a) Cận thị:
Định nghĩa: Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm nằm trước võng mạc (Hình 1) (fMax < OV)
Đặc điểm cận thị:
Điểm cực cận rất gần mắt:
OCC < 25cm.
Điểm cực viễn không xa mắt.
Nguyên nhân: Độ tụ thủy tinh thể lớn quá.
Sửa tật: Đeo thấu kính phân kỳ có độ tụ thích hợp để nhìn được vật ở xa  mà mắt không phải điều tiết (Hình 2): fK = - OCV
A – Tóm tắt lý thuyết (tt)
3. Các tật của mắt và cách sửa
b) Viễn thị:
Định nghĩa: Là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm nằm sau võng mạc (Hình 3) fMax > OV
Đặc điểm viễn thị:
Điểm cực cận xa mắt:
OCC > 25cm.
Mắt viễn thị nhìn vật ở xa vô cùng vẫn phải điều tiết. Điểm cực viễn của mắt viễn thị là ảo ở sau mắt.
Nguyên nhân: Độ tụ của thủy tinh thể nhỏ hơn mắt bình thường.
Sửa tật: Phải đeo thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp để nhìn vật ở xa vô cùng mà mắt không phải điều tiết.
(Hình 4)
B – Bài tập áp dụng tự luận - Bài số 1
Vật kính máy ảnh có f = 6cm.
a) Dùng máy chụp vật ở  sau đó chụp vật cách máy gần nhất 100cm. Hỏi phải dịch vật kính một đoạn bao nhiêu?
b) Phim có kích thước: 24mm x 33mm. Hỏi kích thước tối đa của vật (ở vị trí gần nhất là bao nhiêu để chụp được vật trên toàn bộ phim).
Bài giải
a) Khi vật ở : d1 =   d1’ = f = 6cm.
b) Khi vật cách máy 100cm:

Phải dịch vật kính xa phim một đoạn:

B – Bài tập áp dụng tự luận (tt) - Bài số 1 (tt)
Chú ý:
Bài toán về máy ảnh thực chất là bài toán về thấu kính hội tụ và ảnh thu được là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Hệ số phóng đại:




Vậy kích thước vật lớn nhất là: 376(mm) x 517(mm)
B – Bài tập áp dụng tự luận (tt) - Bài số 2
Vật kính máy ảnh là thấu kính hội tụ f = 10cm, do cấu tạo của máy phim có thể dịch chuyển trong khoảng 10cm đến 12,5cm. Vậy máy có thể chụp được những vật đặt trong khoảng nào?
Bài giải
Khi phim cách vật kính 10cm:
d1’ = 10cm  d1 = 
Khi phim cách vật kính 12,5cm.


Vậy máy chụp được những vật trong khoảng 50cm  d  .
B – Bài tập áp dụng tự luận (tt) - Bài số 3
Dùng một máy ảnh mà vật kính f = 10cm để chụp ảnh một bức tranh có kích thước (1m x 0,6m) lên trên phim có kích thước (24mm x 36mm) xác định khoảng cách ngắn nhất từ bức tranh đến vật kính để thu được ảnh toàn bộ bức tranh. Tính độ phóng đại của ảnh lúc đó?
Bài giải
Thấu kính: f = 10cm = 0,1m
Vật: (a x b) = 1 x 0,6m
Phim: (c x e) = 0,024 x 0,036m
Nếu đặt chiều dài của vật ứng với chiều rộng của phim thì ta có hệ số phóng đại tương ứng:
Để thu được ảnh của vật trên toàn bộ phim ta chọn hệ số phóng đại k nhỏ  chọn k1= 0,024.
B – Bài tập áp dụng tự luận (tt) - Bài số 3 (tt)
Nếu đặt chiều dài của vật ứng với chiều dài của phim:




Để có lợi khi chụp ảnh ta chọn k4= 0,036 (k4 > k1)
k4 = 0,036
Ảnh qua máy ảnh là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
Để thu được ảnh trên toàn bộ phim chọn k4 = 0,036.
B – Bài tập áp dụng tự luận (tt) - Bài số 4
Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt là 1m để đọc được sách cách mắt 25cm người đó phải đeo kính gì? Tại sao? Kính ấy có tiêu cực và độ tụ bằng bao nhiêu? (Kính đeo sát mắt).
Bài giải
Người này bị viễn nên phải đeo kính hội tụ.
Muốn mắt nhìn thấy ảnh ảo A’B’
thì vị trí của A’B’  CC  d’C = - OCC = -100cm
Vị trí của vật tương ứng là: dC = 25cm.
Tiêu cự của kính phải đeo:
B – Bài tập áp dụng tự luận (tt) - Bài số 5
Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm, điểm cực cận cách mắt 12,5cm.
a) Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt (CCCV = ?)
b) Để sửa tật người đó phải đeo kính gì? Tại sao? Tính tiêu cự và độ tụ của kính phải đeo? Khi đeo kính đó thì đọc được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
Bài giải
a) Giới hạn nhìn rõ là khoảng cách từ điểm CC đến CV
CCCV = OCV – OCC = 50 – 12,5 = 37,5cm
b) OCC = 12,5cm < 25cm: Người này bị cận thị do đó để sửa tật phải đeo kính phân kỳ có tiêu cự.
B – Bài tập áp dụng tự luận (tt) - Bài số 5 (tt)
c) Khi đeo kính (fK = -50cm) ảnh A’B’  CC  d’C = -12,5cm. Vị trí vật tương ứng:


Nhận xét: Khi đeo kính cận (phân kỳ) thì điểm cực cận lùi xa mắt hơn.
B – Bài tập áp dụng tự luận (tt) - Bài số 6
Một người chỉ nhìn rõ những vật cách mắt 51cm đến 11cm.
a) Mắt người này mắc tật gì? Phải đeo kính gì? Có độ tụ bao nhiêu để nhìn rõ những vật ở xa mà mắt không phải điều tiết (Biết kính đeo cách mắt 1cm).
b) Khi đeo kính này thì nhìn rõ những vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? (Kính vẫn đeo cách mắt 1cm).
Bài giải
a) OCC = 11cm < 25cm: Người này mắc tật cận thị:
Sửa tật: Phải đeo kính phân kỳ sao cho:
B – Bài tập áp dụng tự luận (tt) - Bài số 6
b) Khi đeo kính này: Ảnh ảo A’B’ nằm ở điểm cực cận:
d’C = -(OCC – l) = -(11 - 1) = - 10cm.
Vị trí vật tương ứng:


Vị trí vật gần nhất cách mắt là:
d*C = dC + l = 12,5 + 1 = 13,5cm
B – Bài tập áp dụng tự luận (tt) - Bài số 7
Một người viễn thị khi mắt không điều tiết thì tiêu cự của thủy tinh thể là 15 (mm). Khoảng cách từ quang tâm của thủy tinh thể đến võng mạc là 14mm (không đổi).
a) Xác định điểm cực viễn của mắt?
b) Tìm loại thấu kính, độ tụ thấu kính phải đeo để nhìn vật rất xa mà không điều tiết, biết kính đeo cách mắt 1cm.
c) Điểm cực cận cách mắt 81cm. Tìm khoảng thấy rõ ngắn nhất khi đeo kính?
B – Bài tập áp dụng tự luận (tt) - Bài số 7 (tt)
Bài giải
a) Xác định điểm cực viễn của mắt:
Khi mắt không điều tiết
(tiêu điểm thủy tinh thể ở sau võng mạc)
Muốn ảnh hiện lên võng mạc thì
điểm cực viễn là điểm ảo (Hình 2).
B – Bài tập áp dụng tự luận (tt) - Bài số 7 (tt)
Bài giải
b) Độ tụ của kính phải đeo? Mắt viễn thị phải đeo thấu kính hội tụ sao cho ảnh của vật ở  qua thấu kính phải nằm ở điểm cực viễn. (Hình 3)



Như vậy tiêu cự của kính phải đeo sẽ là:
fK = OCV + l = 21 + 1  fk = 22cm
Độ tụ tương ứng của kính phải đeo là:
B – Bài tập áp dụng tự luận (tt) - Bài số 7 (tt)
Bài giải
c) Điểm cực cận cách mắt 81cm: OCC = 81cm
Điểm cực cận cách kính: d’C = -(OCC – l) = -(81 – 1) = -80cm.
Khoảng thấy rõ ngắn nhất khi đeo kính đó là d’C.


Khoảng thấy rõ ngắn nhất khi đeo kính cách mắt là:
d*C = dC + l = 17,25 + 1cm = 18,25cm.
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm - Bài số 1
Để ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc, mắt điều tiết bằng cách:
A. Thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc.
B. Thay đổi độ tụ của thủy tinh thể.
C. Thay đổi đường kính của con ngươi.
D. Vừa thay đổi độ tụ của thủy tinh thể, vừa thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc.
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm (tt) - Bài số 1
Để ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc, mắt điều tiết bằng cách:
A. Thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc.
B. Thay đổi độ tụ của thủy tinh thể.
C. Thay đổi đường kính của con ngươi.
D. Vừa thay đổi độ tụ của thủy tinh thể, vừa thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc.

Muốn ảnh hiện lên võng mạc, mắt điều tiết bằng cách thay đổi độ cong của thủy tinh thể, nghĩa là thay đổi độ tụ của thủy tinh thể.
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm (tt) - Bài số 2
Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt phải điều tiết tối đa mới nhìn rõ được.
B. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết mà vẫn nhìn rõ được.
C. Không thể quan sát được vật khi vật đặt ở điểm cực viễn của mắt.
D. Khi quan sát vật đặt ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm (tt) - Bài số 2
Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt phải điều tiết tối đa mới nhìn rõ được.
B. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết mà vẫn nhìn rõ được.
C. Không thể quan sát được vật khi vật đặt ở điểm cực viễn của mắt.
D. Khi quan sát vật đặt ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.

Khi vật tiến vào gần mắt để ảnh thật hiện lên võng mạc, thủy tinh thể phải tăng độ cong (tăng độ tụ của thủy tinh thể). Khi đến điểm cực cận, độ tụ của thủy tinh thể là lớn nhất (mắt phải điều tiết mạnh nhất).
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm (tt) - Bài số 3
Năng suất phân ly là góc trông nhỏ nhất giữa 2 điểm A, B mà ảnh của chúng:
A. Hiện lên trên cùng một tế bào nhạy sáng.
B. Hiện lên trên 2 tế bào nhạy sáng bất kỳ.
C. Hiện lên trên 2 tế bào nhạy sáng nằm cạnh nhau.
D. Hiện lên tại điểm vàng.
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm (tt) - Bài số 3
Năng suất phân ly là góc trông nhỏ nhất giữa 2 điểm A, B mà ảnh của chúng:
A. Hiện lên trên cùng một tế bào nhạy sáng.
B. Hiện lên trên 2 tế bào nhạy sáng bất kỳ.
C. Hiện lên trên 2 tế bào nhạy sáng nằm cạnh nhau.
D. Hiện lên tại điểm vàng.

Vì nếu góc trông nhỏ hơn nữa thì ảnh của vật sẽ hiện lên cùng một tế bào nhạy sáng lúc đó ta sẽ không thể phân biệt được 2 điểm AB trên vật.
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm (tt) - Bài số 4
Trong các trường hợp sau đây, ở trường hợp nào mắt nhìn rõ vật ở xa vô cực?
I. Mắt không tật, không điều tiết. II. Mắt cận thị không điều tiết.
III. Mắt viễn thị không điều tiết. IV. Mắt viễn thị có điều tiết.
A. I và IV B. II và III C. III và IV D. I và II
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm (tt) - Bài số 4
Trong các trường hợp sau đây, ở trường hợp nào mắt nhìn rõ vật ở xa vô cực?
I. Mắt không tật, không điều tiết. II. Mắt cận thị không điều tiết.
III. Mắt viễn thị không điều tiết. IV. Mắt viễn thị có điều tiết.
A. I và IV B. II và III C. III và IV D. I và V

Mắt không có tật khi không điều tiết có thể nhìn vật ở . Mắt viễn thị khi có điều tiết cũng có thể nhìn được vật ở .
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm (tt) - Bài số 5
Một người mắt có tật phải đeo kính có độ tụ 2 điốp, kính đeo sát mắt. Khi đeo kính người này nhìn rõ những vật ở xa vô cực mà không cần điều tiết và đọc được sách đặt gần nhất cách mắt 25cm. Khi không đeo kính thì lúc đọc sách thì phải để sách cách mắt ít nhất:
A. 30cm B. 35cm C. 40cm D. 50cm
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm (tt) - Bài số 5
Một người mắt có tật phải đeo kính có độ tụ 2 điốp, kính đeo sát mắt. Khi đeo kính người này nhìn rõ những vật ở xa vô cực mà không cần điều tiết và đọc được sách đặt gần nhất cách mắt 25cm. Khi không đeo kính thì lúc đọc sách thì phải để sách cách mắt ít nhất:
A. 30cm B. 35cm C. 40cm D. 50cm




 OCC = 50cm: Khi không đeo kính người này phải đặt vật cách mắt ít nhất 50cm.
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm (tt) - Bài số 6
Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm, cực cận cách mắt 10cm. Người này đeo kính sát mắt để có thể nhìn rõ được vật ở vô cực không cần điều tiết. Khi đeo kính trên, người này nhìn rõ được vật ở gần nhất cách mắt:
A. 15cm B. 12,5cm C. 12cm D. 15,5cm
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm (tt) - Bài số 6
Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm, cực cận cách mắt 10cm. Người này đeo kính sát mắt để có thể nhìn rõ được vật ở vô cực không cần điều tiết. Khi đeo kính trên, người này nhìn rõ được vật ở gần nhất cách mắt:
A. 15cm B. 12,5cm C. 12cm D. 15,5cm

Người cận: fK = -OCV = - 50cm
Để ảnh nằm ở CC: d’C = -10cm thì vị trí vật là:
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm (tt) - Bài số 7
Một người cận thị có khoảng nhìn rõ cách mắt từ 10cm đến 100cm. Người này dùng một gương cầu lõm có bán kính 75cm để soi mặt. Khoảng cách từ gương tới mắt để người này thấy rõ ảnh cùng chiều khi mắt không điều tiết là:
A. 25cm B. 27,5cm C. 150cm D. 37,5cm
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm (tt) - Bài số 7
A. 25cm B. 27,5cm C. 150cm D. 37,5cm


Khi mắt không điều tiết khi không soi
gương thì ảnh của mắt phải ở CV
 d – d’ = MM’ = 100cm (1)
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm (tt) - Bài số 8
Một người cận thị về già có thể nhìn thấy rõ những vật cách mắt trong khoảng từ 0,4m đến 1m. Để có thể vừa thấy xa vừa đọc sách được người này đeo kính 2 tròng, nguyên mặt kính là kính nhìn xa nửa dưới có dán thêm một thấu kính có độ tụ Do để đọc sách cách mắt 25cm thì Do có trị số:
A. 2 điốp B. 2,5 điốp C. 3 điốp D. 2,75 điốp
C – Bài tập áp dụng trắc nghiệm (tt) - Bài số 8
Một người cận thị về già có thể nhìn thấy rõ những vật cách mắt trong khoảng từ 0,4m đến 1m. Để có thể vừa thấy xa vừa đọc sách được, người này đeo kính 2 tròng, nguyên mặt kính là kính nhìn xa nửa dưới có dán thêm một thấu kính có độ tụ Do. Để đọc sách cách mắt 25cm thì Do có trị số:
A. 2 điốp B. 2,5 điốp C. 3 điốp D. 2,75 điốp

Để nhìn được vật ở xa () thì tiêu cự của thấu kính làm tròng trên là:
fK1 = -OCV = -1m  fk1 = -100cm.
Để đọc được sách cách mắt 25cm thì ảnh của nó phải nằm ở CC.
D – Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo - Bài số 1
Chọn câu đúng: Điểm cực cận của mắt không bị tật là:
A. Điểm ở gần mắt nhất.
B. Điểm gần nhất trên trục của mắt mà khi vật đặt tại đó, ảnh của vật nằm đúng trên võng mạc của mắt.
C. Điểm gần nhất trên trục của mắt mà khi vật đặt tại đó mắt nhìn vật dưới góc trông  =  min.
D. Điểm gần nhất trên trục của mắt mà khi vật đặt tại đó mắt nhìn vật dưới góc trông lớn nhất.
D – Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo - Bài số 1
Chọn câu đúng: Điểm cực cận của mắt không bị tật là:
A. Điểm ở gần mắt nhất.
B. Điểm gần nhất trên trục của mắt mà khi vật đặt tại đó, ảnh của vật nằm đúng trên võng mạc của mắt.
C. Điểm gần nhất trên trục của mắt mà khi vật đặt tại đó, mắt nhìn vật dưới góc trông  = min.
D. Điểm gần nhất trên trục của mắt mà khi vật đặt tại đó, mắt nhìn vật dưới góc trông lớn nhất.

Gợi ý: Phương án A trả lời chưa đủ
Phương án C sai vì khi đó    min.
Phương án D chưa đủ.
D – Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo (tt) - Bài số 2
Chọn câu đúng: Muốn nhìn rõ vật thì:
A. Vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt.
B. Vật phải đặt tại điểm cực cận của mắt.
C. Vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt và mắt nhìn ảnh của vật dưới góc trông    min.
D. Vật phải đặt càng gần mắt càng tốt.
D – Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo (tt) - Bài số 2
Chọn câu đúng: Muốn nhìn rõ vật thì:
A. Vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt.
B. Vật phải đặt tại điểm cực cận của mắt.
C. Vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt và mắt nhìn ảnh của vật dưới góc trông   min.
D. Vật phải đặt càng gần mắt càng tốt.
D – Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo (tt) - Bài số 3
Chọn câu đúng: Khi chiếu phim, để người xem có cảm giác quá trình đang xem diễn ra liên tục thì ta nhất thiết phải chiếu các cảnh cách nhau một khoảng thời gian là:
A. 0,1s B. > 0,1s C. 0,04s D. Tùy ý
D – Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo (tt) - Bài số 3
Chọn câu đúng: Khi chiếu phim, để người xem có cảm giác quá trình đang xem diễn ra liên tục thì ta nhất thiết phải chiếu các cảnh cách nhau một khoảng thời gian là:
A. 0,1s B. > 0,1s C. 0,04s D. Tùy ý

Gợi ý: Để các cảnh diễn ra một cách liên tục thì trong 1 giây phải chiếu được 24 hình. Như vậy khoảng thời gian giữa 2 cảnh liên tiếp phải là:
D – Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo (tt) - Bài số 4
Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Độ tụ của kính chữa tật của người này (đeo sát mắt) là:
A. +2đp
B. +2,5đp
C. -3đp
D. -2đp

D – Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo (tt) - Bài số 4
Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Độ tụ của kính chữa tật của người này (đeo sát mắt) là:
A. +2đp
B. +2,5đp
C. -3đp
D. -2đp
Gợi ý:

D – Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo (tt) - Bài số 5
Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ cách mắt từ 12cm đến 100cm. Khi đeo kính có độ tụ 1 điốp cách mắt 2cm thì thấy rõ được vật trong khoảng:
A. Từ 13,11cm đến 4902cm. B. Từ 11,11cm đến 4900cm.
C. Từ 28,06cm đến 101cm. D. Từ 11,11cm đến 4902cm.
D – Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo (tt) - Bài số 5
Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ cách mắt từ 12cm đến 100cm. Khi đeo kính có độ tụ 1 điốp cách mắt 2cm thì thấy rõ được vật trong khoảng:
A. Từ 13,11cm đến 4902cm. B. Từ 11,11cm đến 4900cm.
C. Từ 28,06cm đến 101cm. D. Từ 11,11cm đến 4902cm.

D – Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo (tt) - Bài số 6
Một người có khoảng nhìn rõ cách mắt từ 40cm đến vô cực. Khi đeo kính có độ tụ 1 điốp cách mắt 1cm thì thấy rõ được các vật trong khoảng:
A. Từ 28,06cm đến 100cm. B. Từ 29,06cm đến 101cm.
C. Từ 28,06cm đến 101cm. D. Từ 29,06cm đến 100cm.
D – Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo (tt) - Bài số 6
Một người có khoảng nhìn rõ cách mắtt từ 40cm đến vô cực. Khi đeo kính có độ tụ 1 điốp cách mắt 1cm thì thấy rõ được các vật trong khoảng:
A. Từ 28,06cm đến 100cm. B. Từ 29,06cm đến 101cm.
C. Từ 28,06cm đến 101cm. D. Từ 29,06cm đến 100cm.

Gợi ý: người bị viễn đeo kính hội tụ
Khi ảnh ở CC  d’C = -(OCC – l) = - (40 – 1) = -39cm.
Vị trí vật tương ứng:
 Vật cách mắt: 28,06 + 1 = 29,06cm.
Khi ảnh ở vô cùng  dV = f = 100cm
Vật cách mắt: dV + 1 = 101cm.
D – Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo (tt) - Bài số 7
Một người viễn thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất 50cm, muốn đọc sách cách mắt 25cm bằng cách sử dụng kính có độ tụ 2,5 điốp để đọc được sách, người đó phải đặt kính cách mắt:
A. 5cm B. 2cm C. 3,5cm D. 1cm
D – Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo (tt) - Bài số 7
Một người viễn thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất 50cm, muốn đọc sách cách mắt 25cm bằng cách sử dụng kính có độ tụ 2,5 điốp để đọc được sách, người đó phải đặt kính cách mắt:
A. 5cm B. 2cm C. 3,5cm D. 1cm

Gợi ý: Người bị viễn thị phải đeo kính hội tụ:
Vật cách mắt 25cm  vật cách kính dc = 25 cm – l
Ảnh tương ứng: d’C = -(OCC – l) = -(50 – l)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Văn Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)