Array

Chia sẻ bởi Tâm Thành Đạt | Ngày 11/05/2019 | 77

Chia sẻ tài liệu: thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Ngoài nhiệm vụ chính tuyển sinh và đào tạo trung cấp chuyên ngành Pháp luật, Trường còn liên kết với Học viện Tư pháp tuyển sinh và đào tạo nghề Luật sư, nghề công chứng; liên kết với Trường Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh và đào tạo đại học luật văn bằng 2, đại học luật văn bằng 1, liên thông đại học luật; Phối hợp với các sở, ban, ngành thuộc các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ để mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán, bộ công chức, viên chức.
Quá trình hình thành và nhiệm vụ:
Sau gần 9 năm thành lập, Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột đã tuyển sinh và đào tạo 10 Khoá hơn 4.000 học sinh trung cấp luật, trong đó thi tốt nghiệp ra trường 8 Khóa, bổ sung kịp thời nguồn nhân lực pháp luật tại chỗ cho các địa phương. Đồng thời, Trường còn liên kết với Học viện Tư pháp tuyển sinh và đào tạo nghiệp vụ Luật sư, liên kết với Trường Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh và đào tạo đại học luật văn bằng 2, đại học luật theo hình thức vừa làm vừa học và đã có hơn 400 học viên tốt nghiệp, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp chứng chỉ cho hơn 1.000 cán bộ Tư pháp, Địa chính và Văn phòng của tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Phú Yên.
Quy mô đào tạo:
Đối tượng tuyển sinh
- Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) hoặc tương đương;
- Học sinh đang học THPT (lớp 10, 11, 12);
- Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trở lên;
- Học sinh tốt nghiệp TCCN trở lên (ngành đào tạo khác);
Hình thức tuyển sinh
- Xét tuyển (không phải thi).
- Tiêu chí xét tuyển: Xét bằng tốt nghiệp và học bạ THPT/THCS.


Phương thức tuyển sinh
Hình thức đào tạo
Tại trường
Chính quy
Vừa làm vừa học
Liên kết đào tạo ngoài trường
Tại các TTGDNN-TTGDTX và các địa phương có nhu cầu. Hình thức vừa làm vừa học: Học tối thứ 6, ngày thứ 7 và chủ nhật.
Đối tượng, nội dung và thời gian đào tạo
Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột liên tục tuyển sinh, tổ chức đào tạo các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đối tượng là cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn:
- Bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch tại các xã (phường, thị trấn);
- Bồi dưỡng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai ở cơ sở;
- Bồi dưỡng kỹ năng soạn thảo văn bản và phát hành văn bản;
- Bồi dưỡng kỹ năng tiếp công dân và thực hiện dân chủ ở cơ sở;
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và phổ biến kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn theo nhu cầu của địa phương.
Đào tạo bồi dưỡng
Chính sách nội trú (đối với học sinh ở ký túc xá)
Mức học bổng chính sách
- 100% mức tiền lương cơ sở/ tháng đối với học sinh người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật (1.300.000đồng/tháng/học sinh);
- 80% mức tiền lương cơ sở/ tháng đối với học sinh tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú; học sinh người dân tộc Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo(1.040.000đồng/tháng/học sinh);
- 60% mức tiền lương cơ sở/ tháng đối với học sinh người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo (780.000 đồng/tháng/học sinh).
Các khoản hỗ trợ khác
- Hỗ trợ một lần số tiền 1.000.000 đồng/khóa đào tạo để mua đồ dùng cá nhân như: chăn cá nhân, áo ấm (nếu cần), màn cá nhân, chiếu cá nhân, áo đi mưa và quần áo bảo hộ lao động theo nghề đào tạo;
- Hỗ trợ 150.000 đồng đối với học sinh ở lại trường trong dịp tết Nguyên đán;
- Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi năm một lần tiền đi lại từ nơi học về gia đình và ngược lại:
- Mức 300.000 đồng/ năm đối với học sinh ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Mức 200.000 đồng/ năm đối với các đối tượng còn lại;
- Căn cứ vào đối tượng và mức hỗ trợ trên, sau khi nhập học, nhà trường sẽ xét hồ sơ và chi trả chế độ cho học sinh theo quy định.
Học Phí năm học 2017 - 2018 (theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ):
- Hệ chính quy: 500.000 đồng/tháng/học sinh;
- Hệ vừa làm vừa học: 600.000 đồng/tháng/học sinh;
 (Một năm thu 10 tháng), ngoài học phí, Nhà trường không thu thêm bất cứ khoản nào.
Miễn, giảm học phí
- Miễn học phí đối với đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên trung cấp; người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
- Giảm 70% học phí đối với đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Giảm 50% học phí đối với đối tượng học sinh là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
Chế độ chính sách
Chương trình đào tạo trung cấp ngành Pháp luật
* Nội dung thi tốt nghiệp

Cơ hội việc làm và học liên thông
Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc ở nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với nhiều vị trí công việc khác nhau: Công chức cấp xã (ở hầu hết các chức danh, kể cả chức danh lãnh đạo), Công chức ngành Tư pháp, Tòa án, Thi hành án dân sự; nhân viên các phòng công chứng, văn phòng công chứng, văn phòng luật sư, công ty tư vấn luật, bộ phận tổ chức - hành chính của các cơ quan, đơn vị; bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội...
 Cơ hội học liên thông
Sau khi tốt nghiệp trung cấp ngành Pháp luật học sinh có cơ hội đăng ký dự tuyển (xét tuyển) và học liên thông đại học luật do Trường Đại học Luật Hà Nội đào tạo tại tỉnh Đắk Lắk.
- Phương án 1: Nhà trường đã trình Bộ Tư pháp Đề án sáp nhập Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột vào Phân hiệu của Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk.
- Phương án 2: Nhà trường xây dựng đề án nâng cấp Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột thành Trường Cao đẳng Luật Buôn Ma Thuột vào năm 2020.
- Nhà trường đang xây dựng và hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mở thêm một số mã ngành đào tạo mới như: Dịch vụ Pháp lý (Mã 5380201), Văn thư Hành chính (Mã 5320301), Công chứng (5380202).
- Phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh và đào tạo từ năm học 2018 - 2019, nhằm tạo điều kiện cho học sinh trung cấp luật có cơ hội học liên thông tại địa phương.

 
Tầm nhìn trong tương lai
KỶ NIỆM 5 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP LUẬT BUÔN MA THUỘT VÀ KHÁNH THÀNH TRỤ SỞ MỚI GIAI ĐOẠN I
CÙNG BẠN CHỌN TRƯỜNG NĂM 2018
CUỘC THI
RUNG CHUÔNG
VÀNG TRƯỜNG
TRUNG CẤP
LUẬT BUÔN
MA THUỘT
LẦN THỨ 2
CÁC HOẠT ĐỘNG
THỂ THAO
CUỘC THI “NỮ SINH DUYÊN DÁNG"
CUỘC THI "ĐẤU TRÍ NGHIỆP VỤ"
LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC
LỄ BẾ GIẢNG NĂM HỌC
MÍT TINH HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT
VIỆT NAM 2016
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tâm Thành Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)