Array

Chia sẻ bởi Trần Thị Loan | Ngày 10/05/2019 | 241

Chia sẻ tài liệu: thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

THỰC HIỆN : NGUYỄN THÚY LY
Môn vật lý lớp 11

BÀI THU HOẠCH E- LEARNING A
KIỂM TRA BÀI CŨ
CÂU HỎI :
Em hãy so sánh tính chất của một khối chất lỏng và một vật rắn ?
TRẢ LỜI
VẬT RẮN :
Có thể tích xác định & hình dạng riêng .
Mật độ phân tử lớn hơn trong chất lỏng .
Các hạt dao động hỗn độn quanh nút mạng .

KHỐI CHẤT LỎNG ;
Có thể tích xác định nhưng không có hình dạng riêng .
Các phân tử dao động hỗn độn quanh một vị trí cân bằng trong thời gian ngắn rồi nhảy sang vị trí khác .

?
Vì sao con nhện nước có thể đứng trên mặt nước mà không chìm ?
Vì sao giọt nước trên lá sen có dạng hình cầu , còn trên mặt kính lại không có dạng hình cầu ?
Vì sao nước và các chất dinh dưỡng lại có thể theo rễ cây chảy ngược từ dưới lên để nuôi cây ?
I ? HIỆN TƯỢNG CĂNG MẶT NGOÀI
1 ?Thí nghiệm :
Nhúng một khung chữ nhật bằng dây thép mảnh có cạnh AB di chuyển được vào nước xà phòng rồi lấy ra nhẹ nhàng :
A
B
C
D
NHẬN XÉT :
Nếu để thanh AB nằm ngang thì nó sẽ bị di chuyển tới vị trí CD do màng xà phòng co lại .
Hiện tượng trên chứng tỏ từ mặt thoáng đã xuất hiện những lực tác dụng lên thanh AB mà ta gọi là lực căng mặt ngoài .
Vậy, lực căng mặt ngoài có đặc điểm gì ?
2 ? Đặc điểm của lực căng mặt ngoài :
Phương tiếp tuyến với mặt thoáng & vuông góc với đường giới hạn .
Chiều có tác dụng thu nhỏ diện tích mặt thoáng .
Độ lớn :
(N)
(N/m)
(m)
II-SỰ DÍNH ƯỚT & KHÔNG DÍNH ƯỚT
1 -Ví dụ :
Nhỏ giọt nước lên tấm thủy tinh thì gịot nước chảy lan ra thành lớp mỏng , trái lại khi nhỏ lên lá sen thì giọt nước không chảy lan ra mà có dạng hình cầu .
Ta nói : Nước làm dính ướt thủy tinh nhưng không dính ướt lá sen .
Tùy bản chất của chất lỏng & chất rắn mà xảy ra hiện tượng dính ướt hay không dính ướt .

2 ?Giải thích
Khi lưc hút giữa các phân tử chất rắn & chất lỏng mạnh hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau sẽ xảy ra hiện tương dính ướt .
Ngược lại , khi lực hút giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với chất rắn sẽ có hiện tượng không dính ướt .
3 ?Ứng dụng
Do hiện tượng dính ướt� mà mặt chất lỏng gần thành bình là mặt lõm . Ví dụ : thủy tinh & nước .


Do hiện tượng không dính ướt mà mặt chất lỏng gần thành bình là mặt lồi . Ví dụ : thủy ngân & thủy tinh
Thực tế người ta loại bẩn quặng bằng cách nghiền thành bột rồi đổ vào nước pha dầu & quấy lên .Hạt quặng dính ướt màng dầu nổi lên mặt nứơc còn bẩn quặng chìm xuống đáy.
Chất có giá trị
Màng dầu
CỦNG CỐ
Dựa vào hiện tượng dính ướt , em hãy giải thích sự tạo thành mặt thoáng ở gần thành bình ?
Giải thích
Khi chất lỏng làm dính ướt thành bình thì lực hút giửa các phân tử chất rắn & chất lỏng hút chất lỏng lên thành bình do đó chất lỏng ở gần thành bình bị kéo lên tạo thành mặt lõm .
Ngược lại khi chất lỏng không làm dính ướt thành bình thì lực hút giữa các phân tửchất lỏng hút các phân tử chất lỏng gần thành bình về phía chất lỏng tạo thành mặt lồi.
DẶN DÒ
HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI ?HIỆN TƯỢNG MAO DẪN ?
LÀM 2 THÍ NGHIỆM SAU :
Lấy một khung bằng thép mảnh có buộc sợi chỉ vào hai điểm của khung . Nhúng khung vào nước xà phòng và lấy ra nhẹ nhàng . Chọc thủng màng ở một bên sợi chỉ . Quan sát hiện tượng & giải thích
Nếu sợi chỉ buộcthành vòng thì khi chọc thủng 1 lỗ ở trong vòng hiện tượng xảy ra như thế nào .Giải thích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 11
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)