Array

Chia sẻ bởi Lê Tuấn Hùng | Ngày 10/05/2019 | 285

Chia sẻ tài liệu: thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Bài dự thi
Môn: Vật Lí (Ban cơ bản)
GIÁO VIÊN SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
năm học: 2007 – 2008
Trình tự thực hiện:
1. Khảo sát chuyển động thẳng đều
2. Tổng hợp hai lực có phương đồng qui
3. Đo hệ số căng bề mặt chất lỏng
Người thực hiện: Lê Tuấn Hùng
Trường: THPT Bắc Sơn
THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN
KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I. Mục đích thí nghiệm
- Khảo sát tính chất chuyển động (cđ) của viên bi trên máng ngang. Dựa vào các kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận về cđ thẳng đều của viên bi.
II. Dụng cụ thí nghiệm
III. Lắp ráp thí nghiệm
1. Đặt máng ngang P lên giá đỡ, điều chỉnh để máng P nằm ngang. (Đặt viên bi giữa E và F, nếu viên bi đứng yên là được).
3. Nối cổng E, F với 2 ổ cắm A, B; nam châm điện với ổ cắm C của đồng hồ đo thời gian qua hộp công tắc kép.
4. Vặn núm xoay đồng hồ đến vị trí MODE A B và gạt núm chọn thang đo sang vị trí 9,999 s. Nối đồng hồ với ổ điện 220V và bật công tắc sau đồng hồ.
2. Đặt cổng quang điện E cách phần chân dốc của máng P khoảng 10cm và cổng F cách cổng E một đoạn s = 10 cm.

IV. Tiến hành thí nghiệm
1. Vặn núm xoay đến Mode A B. Gạt thang đo sang vị trí 9,999 s.
2. Nhấn nút RESET để chuyển các số về hiển thị 0.000
3. Nhấn nút hộp công tắc kép để ngắt điện vào nam châm, đồng hồ bắt đầu đếm khi viên bi chạm tia hồng ngoại cổng E và ngắt khi nó chạm tia hồng ngoại cổng F. Ghi giá trị của s, t vào bảng 2.
Phương án 2: Căn cứ vào kết quả đo s, t vẽ đồ thị s = f(t) rút ra kết luận về tính chất của cđ thẳng đều của viên bi.
Bảng 2
300
250
200
150
100
t (ms)
s (mm)
4. Dịch cổng quang điện E cách cổng F: 15, 20, 25, 30 cm, lặp lại động tác 2 và 3. Ghi giá trị của t sau mỗi lần đo vào bảng 2.
TỔNG HỢP HAI LỰC CÓ PHƯƠNG ĐỒNG QUY
I. Mục đích thí nghiệm
- Xác định hợp lực của hai lực có phương đồng quy bằng thí nghiệm
II. Dụng cụ thí nghiệm
III. Lắp ráp thí nghiệm
1. Lắp bảng vào giá đỡ.
3. Đặt hai lực kế lên bảng thép và móc 2 đầu dây treo vào 2 lực kế, đầu còn lại móc vào lò xo gắn nam châm.
2. Dùng nam châm 16 gắn thước đo góc vào khoảng giữa của nửa dưới bảng thép.
IV. Tiến hành thí nghiệm
1. Điều chỉnh để: góc giữa 2 lực kế là 600; độ lớn của hai lực F1=F2=1,5N và điểm 0 trùng với tâm của thước đo góc.
2. Cố định nam châm 6; chập 2 đầu dây AB treo vào 1 lực kế; điều chỉnh dây theo phương thẳng đứng, điểm 0 trùng với tâm thước đo góc. Ghi độ lớn của F1, F2, F vào bảng 1.
3. Vẽ hình bình hành có 2 cạnh biểu diễn độ lớn của 2 lực hợp với nhau góc 600 (theo tỉ lệ xích chọn trước). Dùng thước đo độ dài đường chéo để tính độ lớn của hợp lực
4. Thực hiện lại các động tác trên ứng với các góc  ghi ở bảng 1.
THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH
ĐO HỆ SỐ CĂNG BỀ MẶT CHẤT LỎNG
I. Mục đích thí nghiệm.
1. Biết sử dụng lực kế nhạy để đo lực căng bề mặt của chất lỏng theo phương pháp bứt vòng kim loại ra khỏi bề mặt chất lỏng.
2. Biết sử dụng thước kẹp để đo đường kính vòng kim loại.
3. Xác định được hệ số căng bề mặt của chất lỏng và sai số của phép đo.
II. Dụng cụ thí nghiệm.
- Lực kế L (0,1 N) có độ chia nhỏ nhất 0,001N.
- Thước kẹp 0 150mm, có độ chia nhỏ nhất 0,02 mm
III. Lắp ráp thí nghiệm.
1. Móc lực kế L vào trụ thép 8
2. Dùng giấy mềm lau sạch 2 mặt vòng nhôm, rồi treo vào lực kế sao cho đáy nằm ngang.
3. Đổ nước vào 2 cốc A, B. Đặt cốc A ngay dưới vòng nhôm.
IV. Tiến hành thí nghiệm
1. Đo lực căng bề mặt Fc của nước.
a. Dùng lực kế đo trọng lượng của vòng nhôm, ghi giá trị vào bảng 1.
b. Điều chỉnh để vòng nhôm cách mặt nước 3  5mm
d. Dùng giấy mềm lau sạch vòng nhôm; lặp lại 4 lần các động tác trên và ghi kết quả đo vào bảng 1.
c. Nâng cốc B để vòng nhôm vừa chạm vào mặt nước; hạ từ từ cốc B. Khi lực kế ngừng chuyển động, ghi độ lớn của lực kéo F vào bảng 1.
2. Đo đường kính ngoài D và đường kính trong d của vòng nhôm.
a. Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng thước kẹp.
b. Dùng thước kẹp đo D, d 4 lần và ghi kết quả vào bảng 2
3. Kết thúc thí nghiệm.
1. Tính giá trị trung bình và sai số tuyệt đối trung bình trong các bảng 1 và 2.
V. Kết quả thí nghiệm
2. Xác định hệ số căng bề mặt σ của nước.
a. Tính giá trị trung bình
b. Tính sai số tỉ đối:
c. Tính sai số tuyệt đối
d. Viết kết quả đo hệ số căng bề mặt σ của nước
3. Dựa vào kết quả viết báo cáo thí nghiệm theo mẫu ở SGK ( 221)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tuấn Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)