Array

Chia sẻ bởi Trần Thị Phương Nhi | Ngày 09/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG : ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA : VẬT LÝ
LỚP : LÝ 4B
PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG 2
Chương VII:
CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG SỰ CHUYỂN THỂ
Nhóm thực hiện
Trần Thị Việt Giang
Dương Thị Lệ Thu
Trần Thị Phương Nhi
Tinh thể. Mạng tinh thể
CR kết tinh. CR vô định hình
Tính dị hướng.
Chuyển động nhiệt của vật rắn
Biến dạng đàn hồi. Biến dạng dẻo
Biến dạng kéo, nén
Biến dạng lệch
Giới hạn bền. Giới hạn đàn hồi.
Sự nở dài
Sự nở khối
Chuyển động nhiệt của chất lỏng
Sự chuyển thể - nóng chảy – đông đặc
Nhiệt độ tới hạn – nhiệt hóa hơi
Sự hóa hơi- sự ngưng tụ - sự sôi
Áp suất hơi bảo hòa. Hơi khô
Độ ẩm không khí. Điểm sương
Định luật Húc
Hiện tượng căng bề mặt
Hiện tượng dính ướt và không dính ướt
Hiện tượng mao dẫn
A. KHÁI NIỆM
I. CHẤT RẮN
Tinh thể. Mạng tinh thể
a. Tinh thể
Nếu chỉ xét dạng hình học bên ngoài mà không chú ý cấu trúc hạt bên trong ta có thể coi tinh thể như một đa diện tức là một hình được giới hạn bởi nhiều mặt.
Các mặt này gọi là mặt bờ tạo nên các cạnh của tinh thể và các giao điểm của các cạnh tạo nên các đỉnh của tinh thể.(hinh ve)
A. KHÁI NIỆM
b. Mạng tinh thể
Mạng tinh thể là một hệ vô hạn các hạt sắp xếp một cách trật tự và có các tính chất tuần hoàn trong không gian.
Một chất rắn có thể kết tinh theo nhiều kiểu cấu trúc tinh thể khác nhau. Chẳng hạn như cacbon ở trạng thái rắn có thể là than chì hay là kim cương.
A. KHÁI NIỆM
2. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
a. Chất rắn kết tinh
Chất rắn kết tinh có dạng hình học xác định, các nguyên tử ( phân tử) có sự sắp xếp trật tự được lặp đi lặp lại trong một phạm vi lớn.
(hình )
Có 2 loại chất rắn kết tinh:
+) Chất rắn đa tinh thể: gồm nhiều tinh thể nhỏ kết hợp với nhau một cách hỗn độn.
+) Chất rắn đơn tinh thể: chỉ gồm một tinh thể duy nhất.





A. KHÁI NIỆM
b. Chất rắn vô định hình
Chất rắn vô định hình không có dạng hình học xác định, các nguyên tử ( phân tử) sắp xếp theo một trật tự nhất định chỉ xảy ra trong một phạm vi hẹp.
Do cấu trúc phân tử của chất rắn vô định hình gần giống như của chất lỏng nên thông thường chất rắn vô định hình được coi như chất lỏng có độ nhớt rất lớn.(hình)
3. Tính dị hướng
* Tinh thể có tính dị hướng nghĩa là các tính chất vật lý (độ dẫn điện, độ dẫn nhiệt, vận tốc truyền âm…) xét theo những hướng khác nhau là khác nhau.







A. KHÁI NIỆM


* Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng vì chính nó là một tinh thể, mà tinh thể thì có tính dị hướng.
* Vật rắn đa tinh thể không có tính dị hướng vì các tinh thể con tạo thành vật được gắn kết với nhau một cách hỗn độn, nên tính dị hướng của mỗi tinh thể con sẽ bù trừ lẫn nhau, làm cho toàn vật trở nên có tính đẳng hướng.
* Vật rắn vô định hình không có tính dị hướng vì nó không có cấu trúc tinh thể.


4. Chuyển động nhiệt của vật rắn

Mỗi hạt tạo nên tinh thể không đứng yên mà luôn dao động quanh vị trí cân bằng được xác định trong mạng tinh thể. Do đó chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh chính là dao động của mỗi hạt quanh một vị trí cân bằng xác định.
Chuyển động nhiệt ở vật rắn vô định hình là dao động của các hạt quanh vị trí cân bằng. Các vị trí cân bằng này được phân bố theo kiểu trật tự gần kề nó được phân bố trật tự, càng ra xa hạt thì không còn có trật tự như vậy nữa.
A. KHÁI NIỆM
5. Biến dạng cơ của vật rắn
a. Biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo
Những vật ( dây phơi, giá sắt, chốt nối…) bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực, nếu thôi tác dụng vật sẽ trở về hình dạng ban đầu. Người ta nói đó là biến dạng đàn hồi. Còn nếu vật không trở về hình dạng đầu người ta gọi đó là biến dạng dẻo.
Vật có biến dạng đàn hồi gọi là vật đàn hồi.
Những vật đàn hồi bị biến dạng vượt quá một giới hạn nào đóthì biến dạng không còn là đàn hồi mà trở thành biến dạng dẻo.Ví dụ khi ta kéo dãn quá nhiều một lò xo, thì sau khi thả tay ra, độ dài của lò xo không trở lại như cũ.




A. KHÁI NIỆM
Vì sao có biến dạng đàn hồi?

Vì sao có biến dạng dẻo?
A. KHÁI NIỆM
b. Biến dạng kéo và biến dạng nén
Một thanh đồng chất, đầu trên được dính chặt vào một xà cố định và đầu dưới chịu tác dụng của lực . Thanh bị biến dạng. Đó là biến dạng kéo một phía.


Nếu ta dùng một thanh rắn tiết diện đều làm cột chống mái nhà chẳng hạn thì thanh rắn chịu một lực nén thẳng đứng xuống dưới. Chiều dài của thanh bị ngắn lại một ít, đó là biến dạng nén.
A. KHÁI NIỆM
Để đặc trưng cho tác dụng kéo hay nén người ta dùng ứng suất kéo hay nén.
Gọi S là tiết diện ngang của thanh rắn, ứng suất kéo (hay nén) pháp tuyến được định nghĩa là lực kéo (hay nén) ứng với một đơn vị diện tích vuông góc với lực


Đơn vị của là paxcan (Pa)

A. KHÁI NIỆM
c. Biến dạng lệch (hay biến dạng trượt)
Biến dạng lệch là biến dạng mà ở đó có sự lệch đi giữa các lớp vật rắn đối với nhau.
Trong biến dạng lệch thì lực ngoài tác dụng tiếp tuyến với bề mặt vật rắn, tức là song song với các lớp vật rắn.(hình)
* Ngoài các biến dạng trên còn có biến dạng uốn, biến dạng xoắn.(hinh)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Phương Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)