Tuần 31. Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối.

Chia sẻ bởi Lê Hồng Thắm | Ngày 19/03/2024 | 20

Chia sẻ tài liệu: Tuần 31. Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối. thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quí thầy cô về dự lớp học!

THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ:
PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI

I. Luyện tập về phép điệp
1. Tìm hiểu ngữ liệu: SGK/trang 124-125
(1) Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
(Ca dao)
(2) - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo

(Tục ngữ)
Đọc ngữ liệu trên và trả lời các câu hỏi sau:
- Xác định cụm từ hoặc từ nào được lặp lại ?
Anh (chị) thử thay thế nụ tầm xuân bằng một hình ảnh khác thì
câu thơ sẽ như thế nào về ý, hình ảnh, nhạc điệu?
Ở ngữ liệu (1), nếu không có sự lặp lại thì sự so sánh đã rõ ý
chưa? Vì sao?
- Ngữ liệu (2), việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không ?
Có tác dụng gì?
(1) Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
(Ca dao)
(2) - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo

(Tục ngữ)
Xác định cụm từ hoặc từ nào được lặp lại ?
Nếu thay “nụ tầm xuân” bằng một thứ hoa sẽ làm cho âm hưởng, ý nghĩa của bài ca dao thay đổi.
- Mặt khác, nói tới “hoa” là chỉ chung người con gái. Nhưng nói “nụ” là khẳng định người con gái đang ở độ tuổi trăng tròn - thời đẹp nhất. Vả lại, “nụ tầm xuân nở ra xanh biếc” tức là cô gái đã đi lấy chồng. “Hoa” chỉ có tàn thôi. “Nụ” nở ra “hoa". Vì thế không thể thay thế “hoa” vào “nụ” được.

“Cá mắc câu” và “chim vào lồng” được điệp lại làm rõ sự so sánh của cô gái, hoàn cảnh của cô gái (nhấn mạnh tình thế phụ thuộc; sự lặp lại này âm vang cái day dứt, tiếc nuối đến xót xa của nhân vật).
Anh (chị) thử thay thế nụ tầm xuân bằng một hình ảnh khác thì
câu thơ sẽ như thế nào về ý, hình ảnh, nhạc điệu?
Ngữ liệu (1), nếu không có sự lặp lại thì sự so sánh đã rõ ý chưa? Vì sao?
Ngữ liệu (1) nhấn mạnh hình tượng nụ tầm xuân, chim vào lồng,Cá mắc câu 
diễn tả trạng thái không lối thoát. Nếu không lặp lại thì chưa rõ ý (không thể
thoát được). Tính lặp lại còn tô đậm tính bi kịch của tình thế “mắc câu”, “vào lồng”.
I. Luyện tập về phép điệp
(1) Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
(Ca dao)
- Ngữ liệu (2), việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không ?
Có tác dụng gì?
I. Luyện tập về phép điệp
Ngữ liệu (2) chỉ là hiện tượng lặp từ, không phải phép điệp tu từ. Có tác dụng
so sánh, hay khẳng định nội dung hai vế của mỗi câu tục ngữ
(2) - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo

(Tục ngữ)
Gần, thì -> nhấn mạnh mối quan hệ của con người với môi trường sống. Đó là sự ảnh hưởng của con người trong các mối quan hệ xã hội.
Có -> khẳng định sự kiên trì, bền bỉ thì có ngày thành đạt.
Vì -> khẳng định, nhấn mạnh mối quan hệ trong so sánh.
I. Luyện tập về phép điệp
2. Khái niệm

Phép điệp là biện pháp lặp lại một yếu tố diễn đạt (ngữ âm, từ, câu) để nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn.

3. Đặc điểm
Có nhiều cách phân chia phép điệp:
+ Theo các yếu tố: điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ, điệp câu…
+ Theo vị trí: điệp đầu câu, giữa câu, cách quãng, điệp liên tiếp.
+ Theo tính chất: điệp đơn giản và điệp phức hợp.

Tác dụng: Câu văn thêm tính hài hoà, cân đối, nhịp nhàng.

1. Tìm hiểu ngữ liệu:

Ba ví dụ điệp từ, điệp câu nhưng không mang sắc thái tu từ:

Này chồng, này vợ, này cha,
Này là em ruột, này là em dâu.

Lúa mới cấy được mấy ngày lúa đã bén chân.

Từng ngày, mẹ thầm đoán con đã đi đến đâu và mẹ thầm hỏi con đang làm gì.

 Ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Bài tập 2 c: Về nhà làm
II. Luyện tập về phép đối
Bài 1: (1) + Chim có tổ, người có tông.
+ Đói cho sạch, rách cho thơm.
+ Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.
(Tục ngữ)
(2) Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng,
Hậu học văn: trừ thói cửa quyền.
(Câu đối, báo Giáo dục và Thời đại)
(3) Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trang đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
(Nguyễn Du)
(4) Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt,
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.
(Nguyễn Công Trứ)

I. Luyện tập về phép điệp
1. Tìm hiểu ngữ liêu: SGK trang 125- 126
II. Luyện tập về phép đối
Ngữ liệu (1):
- Phép đối diễn ra trong một câu.
- Mỗi câu bao gồm hai vế, các vế đó đối nhau về số tiếng (3/3; 6/6)
- Về thanh: (tổ/tông; sạch/ thơm; chí/nền – nên/vững)
- Về từ loại của mỗi từ: (chim/người (d/d); tổ/tông (d/d) ;đói/rách (t/t) - sạch/thơm (t/t)…)
- Về nghĩa của mỗi từ: (tổ, tông; sạch, thơm; nên, vững => cùng trường)
- Kết cấu ngữ pháp: lặp lại kết cấu ngữ pháp của mỗi vế.
Ngữ liệu (2):
- Phép đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới.
- Về số tiếng: Dòng trên và dòng dưới đối nhau (7/7)
- Về từ loại (tiên/hậu (d/d); học/hành (đ/đ); lễ/văn (d/d)…)
- Về nghĩa (diệt, trừ; trò, thói; tham nhũng, cửa quyền => đồng nghĩa)
- Lặp lại kết cấu ngữ pháp.
 Kết luận: sự sắp xếp các từ ngữ để tạo ra sự cân đối, hài hoà về mặt âm thanh, đối về nghĩa.


I. Luyện tập về phép điệp
1. Tìm hiểu ngữ liêu: SGK trang 125- 126
Ngữ liệu (3):
- Đối về từ: Khuôn trăng/nét ngài (dt); đầy đặn/nở nang (tt); Hoa/ngọc (dt); cười/thốt (đt); mây/tuyết (dt); thua/nhường (tt); nước tóc/màu da (dt).

Các từ đối nhau xuất hiện trong một câu thơ (câu lục hoặc câu bát).

Ngữ liệu (4):
- Đối về từ: Rắp/trót (đt); mượn/đem (đt); điền viên/thân thế (dt); vui/hẹn (đt); tuế nguyêt/tang bồng (dt).

 Phép đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới.
 Ví dụ về phép đối:
 Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo):
Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
Thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng.
Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa.

 Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi):
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi.
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
 Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.

Người lên ngựa, kẻ chia bào.

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

 Thơ Đường luật

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
(Bà Huyện Thanh Quan)

Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
(Nguyễn Khuyến)

Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
(Phan Châu Trinh)
II. Luyện tập về phép đối
2.Khái niệm
Phép đối (còn gọi là đối ngữ) là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói.

3.Đặc điểm
+ Về lời: Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
+ Về thanh: Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T.
+ Về từ loại: Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ - tính từ đối với động từ - tính từ).
+ Về nghĩa: Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..

I. Luyện tập về phép điệp
1. Tìm hiểu ngữ liêu: SGK trang 125- 126
Dựa vào quy mô cấu tạo của các yếu tố đối, trong thơ cổ người ta chia làm hai loại đối:

+ Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.
Ví dụ: Người lên ngựa, kẻ chia bào.
(Nguyễn Du)
+ Trường đối: Các yếu tố đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới.
Ví dụ: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.
(Tú Xương)
Tác dụng:
Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).
Tạo ra sự hài hoà về thanh.
Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.
Bài 2: trang 126
- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
-> Đối thanh: tật/lòng (trắc/bằng)
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
-> Đối nghĩa: Bán/mua; xa/gần; anh em/láng giềng.
- Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.

- Dùng phép đối thì tục ngữ có điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô động.

- Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp -> tục ngữ dể nhớ, dễ thuộc
BÀI TẬP 3: VỀ NHÀ LÀM
Đối thanh ?

Đối từ ?

Đối nghĩa ?



Câu đối ngày Tết
Chúc tết, chúc cán bộ năng động, thanh liêm,
Kiến tạo cho đời muôn lộc tết
Mừng xuân, mừng nhân dân chuyên cần, tiết kiệm,
Vun trồng cuộc sống vạn mầm xuân
Đảng kiên trung -Tổ quốc vững bền
Dân cần mẫn - nước nhà giàu mạnh
Bức tranh xuân đường nét rộn ràng, phố xá, xóm làng bừng khí thế.
Tờ báo tết tin bài hấp dẫn, công trường, xí nghiệp rộn niềm vui.
Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc
Đời vui, sức khoẻ, Tết an khang.
Nâng chén trà xuân, Câu uống nước nhớ nguồn đừng sao nhãng!
Nhấp ly rượu tết, Chữ đền ơn đáp nghĩa chớ nhạt phai!
Đoạn văn nào dưới đây có chứa phép điệp?


A. Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
(Ca dao)
B. Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
(Tú Xương)

C. Cóc chết bỏ nhái mồ côi,
Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ơi là chàng!
Ễnh ương đánh lệnh đã vang!
Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi!
(Ca dao)
D. A và B đều chứa phép điệp.
 Đáp án: Đ
 Đoạn thơ nào dưới đây có chứa phép đối?
A. Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
(Giang Nam)

B. Sớm trông mặt đất thương xanh núi,
Chiều vọng chân mây nhớ tím trời.
(Xuân Diệu)

C. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Hàn Mặc Tử)
D. Về thăm nhà Bác làng sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
 Đáp án: B
CỦNG CỐ:

- LÀM BT 2/125, BT3/126
- CHUẨN BỊ BÀI “NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC”.
Chú ý: Các khái niệm nội dung và hình thức
trong văn bản văn học.
DẶN DÒ:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hồng Thắm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)