BÀI 3 SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Bình | Ngày 09/05/2019 | 194

Chia sẻ tài liệu: BÀI 3 SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Giáo án điện tử sinh học lớp 11
GV: Nguyễn Hải Trường
Thái bình oct
SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI
MÔI TRƯỜNG SỐNG
I/ Sự thích nghi của thực vật với môi trường sống:
Cây sống trong nước có thân dài và mảnh, lá mỏng (rong biển) hoặc lá có nhiều thùy (rong xương cá).( Hình cây rong biển, rong xương cá)
Cây sống vùng đồi trọc, thảo nguyên, sa mạc có đặc điểm giữ nước, cây có thân mọng nước, rễ nông và phát triển rộng để lấy nước từ sương đêm. ( hình Cây xương rồng)
Cây ở vùng nhiệt đới lá rụng vào mùa khô.
II/ Sự thích nghi của động vật với môi trường sống:
Nhiều lòai động vật có màu sắc giống sắc màu môi trường: sâu cam, sâu rau, bướm nâu.
Có nhửng lòai vật có hình dáng bắt chước hình dáng của một vật thể nào đó trong môi trường: sâu đo khi động dựng đứng lên như cành cây khô, bướm kalima khi đậu hệt như một chiếc lá khô.
III/ Nhịp sinh học: Sự thích nghi đặc biệt của sinh vật rời môi trường sống:
1/ Khái niệm:
Môi trường sống của mọi sinh vật trên trái đất đều thay đổi có tính chu kỳ, chủ yếu là chu kỳ ngày và đêm
Nhịp sinh học là khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng với những thay đổi có tính chu kỳ của môi trường.
2/ Phản ứng theo chu kỳ mùa:
a. Ở vùng băng tuyết:
Phần lớn cây xanh rụng lá vào mùa đông, sống ở trạng thái giả chết.( Hình : cảnh mùa đông)
Động vật biến nhiệt thường ngủ đông, họat động lại vào mùa xuân.
Chim thường thay lông ở mùa đông tới.
Sóc trữ thức ăn để qua đông, còn sói vẫn kiếm ăn tích cực vào mùa đông.
Một số loài chim có bản năng di trú rời bỏ nơi giá lạnh, sang xuân chúng bay về quê hương (Hình : chim di trú)

b. Ở vùng nhiệt đới:
Do dao động về lượng thức ăn, độ ẩm nhiệt độ ánh sáng không quá lớn nên phần lớn sinh vật không có phản ứng chu kỳ mùa rõ rệt. Một số cây như bàng, xoan, sòi rụng lá vào mùa đông nhộng sâu sòi ngủ đông.
c. Nhân tố báo hiệu chu kỳ mùa:

Chính là sự thay đổi độ dài chiếu sáng trong ngày.
3. Phản ứng theo chu kỳ ngày đêm:
Có nhóm động vật hoạt động tích cực vào ban ngày (gà, trâu, bò), có nhóm vào ban đêm (cú, dơi?). ( Hình : dơi ngủ ngày)
A�nh sáng giữ vai trò cơ bản trong nhịp chu kỳ ngày và đêm.
4. Đồng hồ sinh học:
a. Khái niệm:
Là Khả năng họat động của sinh vật chính xác trong từng thời điểm trong ngày như một đồng hồ đo thời gian.( HÌnh : hoa 10 giờ nở lúc 10 giờ sáng; hoa Quỳnh nở ban đêm)
b. cơ chế họat động của đồng hồ sinh học:
Ở động vật: do sự điều hòa thần kinh ? thể dịch.
Ở thực vật do những chất đặc biệt được tiết ra từ 1 loại mô hoặc 1 cơ quan đặc biệt nào đó.
5. Đặc điểm của nhịp sinh học:
Nhịp sinh học mang tính di truyền
Ví dụ: Những động vật như ong, thằn lằn được nuôi trong điều kiện có độ chiếu sáng ổn định vẫn giữ nhịp điệu ngày đêm như khi sống trong thiên nhiên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)